Đáp án:
Giải thích các bước giải:
Câu 1:
Tế bào có cấu tạo cơ bản giống nhau:
-Vách tế bào làm cho tế bào có hình dạng nhất định.
-Màng sinh chất bao bọc ngoài chất tế bào.
-Chất tế bào là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp (chứa chất diệp lục ở tế bào thịt lá),...
-Nhân: thường chỉ có một nhân, cấu tạo phức tạp, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
-Lục lạp (ở tế bào thịt lá) chứa chất diệp lục, thực hiện chức năng quang hợp
-Không bào là một bào quan gắn với màng sinh chất, có mặt ở mọi tế bào thực vật, chứa dịch tế bào.
Câu 2:
-Kích thước:
Kích thước các tế bào thực vật cũng biến đổi rất nhiều ở các loại mô cũng như các loài thực vật khác nhau. Đa số tế bào có kích thước hiển vi, nghĩa là bằng mắt thường không nhìn thấy được, trừ một số tế bào rất lớn như “tép” bưởi, sợi đay, sợi gai.
-Hình dạng:
Các tế bào thực vật có hình dạng rất khác nhau, nó tùy thuộc vào từng loài và từng mô thực vật. Ví dụ: rong tiểu cầu có tế bào hình cầu; tế bào ruột cây bấc có hình như những ngôi sao; còn đa số tế bào có hình khối nhiều mặt, hình chữ nhật hoặc hình thoi,..
Câu 3:
Đầu tiên tế bào sinh ra rồi lớn lên tới một kích thước nhất định sẽ phân chia thành 2 tế bào con, đó là sự phân bào.
+ Sau đó hình thành 2 nhân, sau đó chất tế bào phân chia, vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con.
Các tế bào ấy tiếp tục lớn lên rồi phân chia thành 4 rồi thành 8,... tế bào.
-Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia tạo tế bào mới cho cơ thể thực vật.
Câu 4:
Tế bào phân chia và lớn lên giúp cây sinh trưởng và phát triển, di truyền từ cây mẹ.
Câu 5:
-Mô là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng riêng.
-Có 3 loại mô :
+Mô nâng đỡ.
+Mô phân sinh ngọn.
+ Mô mềm.
Câu 6:
Tế bào ở mô phân sinh của cây có khả năng phân chia.
Câu 7:
Có hai loại rễ chính:
+ Rễ cọc: gồm rễ cái to khỏe, đâm sâu dưới đất, và nhiều rễ con mọc xiên.
+ Rễ chùm: gồm nhiều rễ con dài gần bằng nhau, mọc từ gốc thân.
Câu 8:
Có 4 loại rễ biến dạng là:
-Rễ củ: rễ phình to, chứa chất dự trữ.
VD:củ cải, cà rốt, khoai lang, củ sắn,su hào,...
-Rễ móc: rễ phụ móc vào trụ bán giúp cây leo cao.
VD: trầu không, hồ tiêu, vạn niên thanh,trầu bà,...
-Rễ thở: rễ mọc ngược lên để lấy không khí.
VD: cây bần, cây đước, cây bụt mọc, cây mắm,...
-Rễ giác mút: rễ đâm sâu vào thân hoặc cành cây khác để lấy chất dinh dưỡng.
VD: tơ hồng, tầm gửi,dây tơ xanh,phong lan, địa y,...
Câu 9:
*Các miền của rễ :
- miền trưởng thành
- miền hút
- miền chóp rễ
- miền sinh trưởng
*Chức năng của từng miền :
- miền trưởng thành : dẫn truyền
- miền hút : hấp thụ nước và muối khoáng
- miền chóp rễ : che chở cho đầu rễ
- miền sinh trưởng : giúp cho rễ dài ra
Câu 10:
- Nước, muối khoáng vận chuyển từ rễ lên lá theo mạch gỗ.
- Chất hữu cơ từ lá xuống rễ theo mạch rây.
Câu 11:
*Cây có 3 bộ phận chính, gồm: Rễ, Thân, Lá
*Thân cây gồm:
-Thân chính
-Cành
-Chồi ngọn
-Chồi nách
*Có ba loại thân:
-Thân đứng:
+Thân gỗ: ổi, nhãn,...
+Thân cột: cau, dừa,...
+Thân cỏ: lúa,...
-Thân leo:
+Leo bằng thân quấn: mồng tơi, đậu ván,...
+Leo bằng tua cuốn: bầu, bí, mướp,...
-Thân bò: dưa hấu, rau lang,...
Câu 12:
Có 3 loại thân biến dang:
*Thân củ:
- Thân củ nằm trên mặt đất
- Dự trữ chất dinh dưỡng
- VD:Củ su hào, khoai tây,....
*Thân rễ:
- Thân rễ nằm trong mặt đất
- Dự trữ chất dinh dưỡng
- VD:Củ gừng, nghệ,....
*Thân mọng nước:
- Thân mọng nước mọc trên mặt đất
- Dự trữ nước quang hợp
- VD:Xương rồng, cành giao, nha đam....
Câu 13:
Thân dài ra do sự phân chia và lớn lên của các tế bào mô phân sinh ngọn.
Câu 14:
-Khi bấm ngọn cây không cao lên, chất dinh dưỡng dồn xuống cho chồi hoa, chồi lá dẫn đến cho năng suất cao.
-Tỉa cành xấu, cành sâu để tập trung chất dinh dưỡng cho thân chính giúp cây phát triển chiều cao.
~Cho mình là người trả lời hay nhất đi~
Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247