Trang chủ Lịch Sử Lớp 7 Câu 1. Xã hội phong kiến ở châu Âu được...

Câu 1. Xã hội phong kiến ở châu Âu được hình thành như thế nào? Nêu các giai cấp chính trong xã hội kiến ở châu Âu thời kỳ trung đại? Câu 2. Trình bày nguy

Câu hỏi :

giúp em với ạ em cảm ơn

image

Lời giải 1 :

Câu 1. Xã hội phong kiến ở châu Âu được hình thành như thế nào? Nêu các giai cấpchính trong xã hội kiến ở châu Âu thời kỳ trung đại?

+ Người giéc – man tràn xuống xâm chiếm các vùng đất Châu Âu

+ Sau khi chiếm được, họ lập nên các vương quốc và chiếm ruộng đất của các chủ nô Rô – ma cũ rồi phân chia nhiều hơn cho các quý tộc và tướng lĩnh quân sự.

+ Phong tước chức cho các tướng lĩnh quân sự và quý tộc. Các tướng lĩnh quân sự và quý tộc vừa có ruộng đất vừa có quyền thế, họ trở thành lãnh chúa phong kiến. Nông dân và nô lệ trở thành nông nô.

=> Xã hội phong kiến ở Châu Âu hình thành.

Câu 2. Trình bày nguyên nhân và điều kiện của các cuộc phát kiến địa lí?

* Nguyên nhân

- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản nhu cầu về nguyên liệu, vàng bạc, hương liệu tăng.

- Việc buôn bán trực tiếp với nước phương Đông bị ách tắc do con đường giao lưu thương mại qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả rập chiếm độc quyền. Do đó, người châu Âu phải tìm kiếm một con đường thương mại để sang phương Đông.

* Điều kiện

- Sự tiến bộ trong kĩ thuật hàng hải: nghiên cứu các dòng hải lưu và hướng gió, vẽ được bản đồ, hải đồ... đặc biệt, kĩ thuật đóng tàu có nhiều bước tiến mới như sự ra đời tàu Caraven cùng với sự xuất hiện của la bàn và máy đo góc thiên văn được sử dụng trong định hướng giữa đại dương bao la.

- Những cuộc hành trình của người châu Âu sang phương Đông và tài liệu ghi chép của những người đi trước.

Câu 3. Nguyên nhân xuất hiện phong trào Văn hóa Phục hưng. Nội dung tư tưởngkủa phong trào Văn hóa Phục hưng là gì?

- Nguyên nhân xuất hiện:

     + Giai cấp tư sản: Có tiềm lực về kinh tế nhưng không có địa vị về chính trị. Họ đại diện cho nền sản xuất tiến bộ, mong muốn thúc đẩy nền kinh tế công thương phát triển.

     + Ngược lại, giai cấp quý tộc phong kiến muốn duy trì những đặc quyền phong kiến nên hạn chế sự phát triển của công thương nghiệp.

=> Để giải quyết mâu thuẫn đó, giai cấp tư sản đứng lên đấu tranh chống lại quý tộc phong kiến. Nhưng không thể đối đầu trực tiếp bằng vũ lực nên họ lựa chọn con đường đấu tranh bằng con đường văn hóa.

=> Xuất hiện phong trào văn hóa Phục hưng.

- Nội dung tư tưởng:

     + Lên án nghiêm khắc Giáo hội Ki-tô và đả kích trật tự xã hội phong kiến.

     + Đề cao giá trị con người, con người phải được tự do phát triển.

Câu 4. Tại sao nói dưới thời Đường, Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiếncường thịnh nhất châu Á?

* Chính sách đối nội :

- Bộ máy nhà nước được củng cố

- Cử người thân tín cai quản các địa phương

- Mở nhiều khoa thi chọn nhân tài

- Thực hiện phép quân điền

* Chính sách đối ngoại :

- Bành trướng thế lực

- Xâm chiếm Nội Mông, Triều Tiên, An Nam (Giao Chỉ)

=> Xã hội đạt đến sự phồn thịnh

Câu 2. Em hãy tóm tắt những thành tựu văn hóa, khoa học – kĩ thuật của TrungQuốc thời phong kiến?

Tư tưởng: Nho giáo là hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến

 Văn, sử học: phát triển rực rỡ với những tác phẩm nổi tiếng và trở thành di sản văn hóa quý giá

Kiến trúc, điêu khắc hội họa: đều đạt đến những trình độ kĩ thuật cao với những tác phẩm đồ xộ, độc đáo

 Khoa học, kĩ thuật: người TQ có nhiều phát minh quan trọng như nghề viết,máy in, la bàn,…

-Kĩ thuật đóng tàu, khai thác mỏ,.. đều đạt đến trình độ nhất định

-) Đạt được những thành tựu rực rỡ ảnh hưởng sâu rộng tới các nước láng giềng

Câu 6. Xã hội phong kiến có những giai cấp nào? Quan hệ giữa các giai cấp ấy ra sao?

Trong xã hội phong kiến có hai giai cấp cơ bảnđịa chủ và nông dân lĩnh canh (ở phương Đông); lãnh chúa phong kiến và nông nô (ở phương Tây)
Đặc điểm của những giai cấp:
- Giai cấp thống trị
: có tài sản, có quyền lực, chuyên áp bức người nghèo khổ.
Giai cấp bị trị: không có tài sản, không có quyền dân chủ, thường xuyên bị cướp bóc...
Quan hệ giữa các giai cấp: giai cấp thống trị (địa chủ, lãnh chúa) bóc lột giai cấp bị trị (nông dân lĩnh canh, nông nô) chủ yếu bằng địa tô.

đáp án hơi dài nha bạn

Thảo luận

Lời giải 2 :

câu 1 

thành thị trung đại : sự ra đời ,các quan hệ kinh tế, sự hình thành tầng lớp thị dân 

hai giai cấp chính : lãnh chúa và nông nô 

câu 2

Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí là:

- Nhu cầu về vàng bạc, nguyên liệu, nhân công và thị trường mới của châu Âu. 

- Các nước phương Tây  muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông.

- Những tiến bộ về kĩ thuật hàng hải: la bàn, kĩ thuật đóng tàu... là điều kiện để thực hiện các cuộc phát kiến địa lý.

câu 3 

Nguyên nhân xuất hiện:

- Giai cấp tư sản mới ra đời, có thế lực về kinh tế nhưng chưa có địa vị xã hội tương ứng.

- Những tiến bộ của khoa học, kĩ thuật giúp con người thoát khỏi tình trạng lạc hậu, nhận thức được bản chất của thế giới.

- Giáo lí Ki-tô mang nặng những quan điểm lỗi thời của xã hội phong kiến kìm hãm sự phát triển của giai cấp tư sản.

- Giai cấp tư sản một mặt muốn khôi phục lại văn hóa cổ đại Hi Lạp, Rô-ma, mặt khác cũng muốn góp phần xây dựng một nền văn hóa mới, đề cao giá trị con người, đòi quyền tự do cá nhân, coi trọng khoa học - kĩ thuật.

* Nội dung tư tưởng:

phê phán xã hội phong kiến và giáo hội , đề cao con người và khoa học tự nhiên 
câu 4

Bởi những lí do sau:
1. Về chính trị:
- Chế độ quân chủ chuyên chế đạt đến đỉnh cao. Vua thông qua 2 biện pháp: Cắt cử quan lại đi trấn giữ các địa phương và mở khoa thi cử để tuyển chọn quan lại => tạo ra chính quyền phong kiến quan liêu. Bộ máy nhà nước được kiện toàn
- Đối ngoại: Vua mở các cuộc chiến tranh đi xâm lăng, mở rộng lãnh thổ. Đây là thời kì mà lãnh thổ Trung Quốc được bành trướng nhất

2. Về kinh tế:
- Nông nghiệp: Nhà nước thực hiện 1 chính sách mới rất tiến bộ: chính sách quân điền ( lấy ruộng chia cho nhân dân)
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng đồng thời được phát triển với nhiều sản phẩm nổi tiếng: gốm sứ, tơ lụa , luyện kim

3. Về văn hóa:
- Văn hóa thời đường phát triển rực rỡ về nhiều mặt.
Đặc biệt là trong văn học, thơ Đường để lại khối lượng tác phẩm khá đồ sộ ( ~ 50 nghìn bài ) , đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật làm thơ và có ảnh hưởng lớn tới nền văn học của nhiều nước khác
- Tôn giáo: Nho giáo và Phật giáo phát triển hài hòa

câu 5

trung quốc có 4 phát minh lớn là 

giấy , la bàn , thuốc súng , nghề in 

câu 6 

Xã hội phong kiến có  hai giai cấp cơ bản là địa chủ, phong kiến và nông dân

chúc bạn học tốt 

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247