Trang chủ Địa Lý Lớp 9 Đường Hồ Chí Minh có ý nghĩa gì trong việc...

Đường Hồ Chí Minh có ý nghĩa gì trong việc phát triển kinh tế-xã hội nước ta câu hỏi 46706 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Đường Hồ Chí Minh có ý nghĩa gì trong việc phát triển kinh tế-xã hội nước ta

Lời giải 1 :

Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, con đường Trường Sơn là biểu hiện sinh động của khát vọng cháy bỏng về một nền độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc của dân tộc Việt Nam. Ngày nay, trong thời bình, đường Trường Sơn đang được Đảng, Nhà nước đầu tư rất lớn, là công trình xuyên suốt chiều dài đất nước, là con đường công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Con đường chạy đến đâu sẽ khơi dậy tiềm năng phát triển kinh tế xã hội đến đó, đồng thời con đường cũng phá vỡ thế độc đạo của Quốc lộ 1. Tầm vóc con đường sẽ tạo điều kiện đưa kinh tế đất nước phát triển bền vững, đảm bảo an sinh xã hội ở các vùng sâu, vùng xa, dọc theo tuyến đường Trường Sơn, góp phần giữ vững đảm bảo an ninh quốc phòng.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Thành phố Hồ Chí Minh (tên cũ nhưng vẫn thường gọi là Sài Gòn) là thành phố lớn nhất Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục quan trọng nhất của Việt Nam. Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc trung ương được xếp loại đô thị đặc biệt của Việt Nam, cùng với thủ đô Hà Nội.

Vùng đất này ban đầu được gọi là Prey Nokor theo tiếng Khmer của người dân bản địa. Tên gọi này có nghĩa là "thành trong rừng". Vì sự sụp đổ của đế chế Khmer, vùng Nam Bộ trở thành đất vô chủ, về sau đã sáp nhập vào Đại Việt nhờ công cuộc khai phá miền Nam của chúa Nguyễn. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời thành phố. Khi Pháp vào Đông Dương, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thành phố Sài Gòn được thành lập và nhanh chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất Việt Nam. Sài Gòn cũng là thủ đô của Liên bang Đông Dương giai đoạn 1887–1901 (về sau, Pháp chuyển thủ đô Liên bang Đông Dương ra Hà Nội). Năm 1949, Sài Gòn trở thành thủ đô của Quốc gia Việt Nam, một chế độ do thực dân Pháp thành lập trong thời kỳ tái chiếm Việt Nam, và sau này là thủ đô của Việt Nam Cộng hòa (chế độ kế tục Quốc gia Việt Nam trong thời kỳ Mỹ đổ quân vào Việt Nam). Kể từ đó, thành phố này trở thành một trong những đô thị quan trọng nhất của miền Nam Việt Nam. Sau khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ trong sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, quân Mỹ rút lui hoàn toàn và lãnh thổ Việt Nam được thống nhất. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên Sài Gòn thành Thành phố Hồ Chí Minh, theo tên vị Chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,06 km². Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm ngày 1 tháng 4 năm 2009, thì dân số thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số Việt Nam), mật độ dân số trung bình 3.419 người/km². Đến năm 2019, dân số thành phố tăng lên 8.993.082 người và cũng là nơi có mật độ dân số cao nhất Việt Nam.[4] Tuy nhiên, nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố này năm 2018 là gần 14 triệu người.[5] Giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong nền kinh tế Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 21,3% tổng sản phẩm (GDP) và 29,38% tổng thu ngân sách của cả nước.[6][7] Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không. Vào năm 2007, thành phố đón khoảng 3 triệu khách du lịch quốc tế, tức 70% lượng khách vào Việt Nam. Các lĩnh vực giáo dục, truyền thông, thể thao, giải trí, Thành phố Hồ Chí Minh đều giữ vai trò quan trọng bậc nhất.

Tuy vậy, Thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối diện với những vấn đề của một đô thị lớn có dân số tăng quá nhanh. Trong nội ô thành phố, đường sá trở nên quá tải, thường xuyên ùn tắc. Hệ thống giao thông công cộng kém hiệu quả. Môi trường thành phố cũng đang bị ô nhiễm do phương tiện giao thông, các công trường xây dựng và công nghiệp sản xuất. Triều cường gây ngập sâu ở một vài quận cũng là vấn đề nan giải của thành phố này.

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247