*Vì:
-Dưới thời Đường,Trung quốc trở thành quốc gia PK cường thịnh nhất ở châu Á,phát triển trên nhiều lĩnh vực:
+Chính trị:Bộ máy nhà nước hoàn thiện,được củng cố
+Kinh tế:Thi hành nhiều biện pháp giảm tô thuế,lấy ruộng công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân→Tạo nên điều kiện cho nông nghiệp phát triển
+Đối nội:Cử người thân tín đi cai trị ở các địa phương,tổ chức khoa cử chọn người tài,.........
+Đối ngoại:Đem quân chiếm vùng Nội Mông,chinh phục Tây Vực,xâm lược TRiều Tiên,củng cố chế độ đô hộ ở An Nam,ép Tây Tạng thuần phục,........
⇒Vì vậy nói xã hội TQ dưới thời Đường đạt đến dự phồn thịnh
*Một số thành tựu văn hóa:
-Tư tưởng:Nho giáo là hệ tư tưởng cũng như đạo đức của giai cấp PK
-Văn hóa:Xuất hiện nhiều nhà văn,nhà thơ nổi tiếng(Lý Bạch,Bạch Cư Dị,......)
-Nghệ thuật:Nhiều công trình kiến trúc,tác phẩm hội họa độc đáo,mang giá trị,trình độ cao
-................
@TriLeCongTri
Vì dưới Thời Đường, bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện. Các hoàng đế nhà Đường cử người thân tín đi cai quản các địa phương, đồng thời mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài. Nhà nước cũng thi hành nhiều biện pháp giảm tô thuế, lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân, được gọi là chế độ quân điền. Nhờ thế mà nông dân có ruộng cày cấy, sản xuất nông nghiệp được phát triển. Xã hội thời Đường đã đạt đến sự phồn thịnh.
Một số thành tựu văn hóa Tung quốc dưới thời phong kiến:
* Về tư tưởng:
- Nho giáo: Giữ vai trò quan trọng, trở thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến, trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến.
- Phật giáo: Thịnh hành nhất là vào thời Đường.
* Lịch sử: người đặt nền móng là Tư Mã Thiên. Bộ Sử kí do ông soạn thảo là một tác phẩn nổi tiếng, có giá trị cao về mặt tư liệu và tư tưởng. Đến thời Đường, cơ quan biên soạn lịch sử của nhà nước (Sử quán) được thành lập.
* Văn học:
- Có nhiều thể loại như: Thơ, tiểu thuyết,…
- Với nhiều tên tuổi, tác phẩm nổi tiếng như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,... Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần,…
* Các lĩnh vực Toán học, Thiên văn học, Y dược,… cũng đạt nhiều thành tựu:
- Cửu chương toán thuật nêu các phương pháp tính diện tích và khối lượng khác nhau.
- Phát minh ra nông lịch, chia 1 năm thành 24 tiết để nông dân có thể dựa vào đó mà biết thời vụ sản xuất. Trương Hành còn làm được một dụng cụ để đo động đất gọi là địa động nghi,...
- Có nhiều thầy thuốc giỏi. Nổi tiếng nhất là Hoa Đà (thời Hán), người đầu tiên của Trung Quốc đã biết dùng phẫu thuật để chữa bệnh. Tác phẩm Bản thảo cương mục của lý Thời Trân là một quyển sách thuốc rất có giá trị.
* Về kĩ thuật: Có 4 phát minh quan trọng: giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng. Đó là những cống hiến rất lớn của nhân dân Trung Quốc với nền văn minh thế giới.
* Về nghệ thuật, kiến trúc: Có nhiều công trình đặc sắc: Vạn lí trường thành, những cung điện cổ kính, những bức tượng Phật sinh động,... còn được lưu giữ đến ngày nay.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247