Trong cuộc đời của mỗi con người chúng ta, không có bất cứ thành công nào tự nhiên tìm đến. Tất cả những thành quả tốt đẹp đều được nảy nở từ những tháng ngày cố gắng chăm chỉ rèn luyền không ngừng. Tất cả sự kiên trì bền bỉ ấy được nhân dân ta đúc kết lại trong câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”
Kiên trì, nhẫn nại có thể đưa ta đến thành công. Nếu ta kiên trì học thật chăm chỉ, chắc chắn sẽ có thành tích tốt
Nhìn vào thực tế, trong cuộc sống, chúng ta phải luôn nỗ lực, học giỏi, rèn luyện để đạt được thành công. Chắc hẳn ai cũng nhớ đến câu chuyện “Rùa và thỏ.” Nếu như không có ý chí quyết tâm cùng lòng kiên trì thì chú rùa chậm chạp khó có thể thắng được chú thỏ nhanh nhẹn nhưng lười biếng kia. Hay anh nông dân nghèo trong truyện “Cây tre trăm đốt.” Nếu trong ba năm anh không chăm chỉ làm việc thì không thể nào cưới được cô con gái của phú ông.
Câu truyện của người phụ nữ đầu tiên và cũng là duy nhất trên thế giới hai lần được nhận giải thưởng Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau, được suy tôn là nữ bác học xuất sắc nhất trên toàn thế giới – Marie Curie. Bà đã hiến thân cho khoa học dũng cảm và vô tư. Mất 4 năm để bà cùng chồng mình có thể tìm ra chất Radi. Gần 4 năm trời ròng rã đó, chúng tôi không có tiền, cũng chẳng một ai giúp đỡ nhưng bà vẫn kiên trì, vượt qua khó khăn. Hay như câu chuyện của Stephen Hawking , người đã cống hiến cả cuộc đời cho nghiên cứu khoa học, đã tìm ra câu trả lời cho nhiều vấn đề hóc búa nhất của vật lý hiện đại. Ông làm sáng tỏ những bí mật của không gian, thời gian và hố đen trong cuốn “Lược sử thời gian”. Ông gây kinh ngạc cho nền y học khi ông sống bình thường với ASL trong hơn 50 năm. Những thành tựu khoa học và tuổi thọ của Stephen Hawking góp phần chứng minh rằng ngay cả những căn bệnh quái ác nhất cũng không thể ngăn cản con người tiếp tục sống cuộc đời của mình. Ông không những sở hữu một trí tuệ hoàn hảo bị mắc kẹt trong một cơ thể khiếm khuyết mà còn truyền cảm hứng bất tận cho những người bị rối loạn thần kinh vận động trong rất nhiều năm.
Câu nói “Thiên tài chỉ có một phần trăm là năng khiếu bẩm sinh, chín mưới chín phần trăm còn lại đều nhờ vào sự kiền trì, cố gắng.” Đại Việt ta thời xưa, từ Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến đến đến ngày nay như Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, “cây bút” nào cũng đều tài giỏi nhờ những ngày tháng ngày đêm thao thức bên chiếc bàn, trước trang giấy trắng. Học chú tâm vào từng câu chữ, để bay giờ là những hình tượng văn học như bây giờ
Bên cạnh những người có sự kiên trì và cố gắng không ngừng nghỉ vẫn tồn tại những cá nhân không có ý chí phấn đầu, dễ cảm thấy chán nản. Họ ngại khó, ngại vất vả nên không chịu cố gắng. Những người này thường sẽ gặp thất bại trong cuộc sống, vì khi vấp ngã họ sẽ bỏ cuộc mà không đứng dậy tiếp mà lại bỏ cuộc. Thật hèn nhát.
Tổng quan lại để thành công thì không thể không có sự nổ lực, sự cố gắng, tích lũy kinh nghiệm từ nhưng điều nhỏ nhặt. Bởi lẻ thành công không đến từ may mắn mà đến từ sự nổ lực như câu dân gian được ông bà ta truyền dạy bao đời nay ' có công mài sắt có ngày nên kim'
Mình trình bày trong hình!
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247