Trang chủ Sinh Học Lớp 7 Lul 73% i 10:21 PM FILE_20200219_2...n tập.docx.vnem - Chỉ đọc...

Lul 73% i 10:21 PM FILE_20200219_2...n tập.docx.vnem - Chỉ đọc Chỉ Đọc - Bạn không thể lưu thay đổi và... Đề cương ôn tập Câu 1: Trình bày những đặc điểm g

Câu hỏi :

Giải hộ mk nha mk cần gấp

image

Lời giải 1 :

Giải thích các bước giải:

 1,

Những đặc điểm giống và khác nhau giữa người và động vật thuộc lớp Thú là:

* Giống nhau: Có lông mao, đẻ con, có tuyến sữa và nuôi con bằng sữa.
* Khác nhau: Người biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động vào những mục đích nhất định: có tư duy, tiếng nói và chữ viết.

2.- Cơ thể người gồm 3 phần: phần đầu, phần thân và phần chi (tay, chân).
 - Phần thân gồm khoang ngực và khoang bụng được ngăn cách bởi cơ hoành.
+ Khoang ngực chứa tim, phổi.

+ Khoang bụng chứa gan, ruột, dạ dày, thận, bóng đái và cơ quan sinh sản.

3.Bộ xương người gồm 3 phần :
-Phần đầu gồm khối xương sọ có 8 xương ghép lại tạo thành hộp sọ lớn chứa não. Xương mật nhỏ, có xương hàm.
-Phần thân gồm cột sống có nhiều đốt sống khớp với nhau, cong ở 4 chỗ. Các xương sườn gắn với cột sống và xương ức tạo thành lồng ngực (bảo vệ tim phổi).
-Xương chi gồm xương tay và xương chân (có các phần tương tự nhau).

4.- Quá trình tiêu hoá bao gồm các hoạt động sau:

+ Ăn.

+ Đẩy thức ăn trong ống tiêu hoá.

+ Tiêu hoá (tiết dịch tiêu hoá, biến dổi lí học, biến đổi hoá học).

+ Hấp thụ chất dinh dưỡng.

+ Thải phân.

5.

Miệng,Thực quản,Dạ dày, Ruột non, Ruột già

Tuyến tụy, tuyến nước bọt, 

6,

Ă có hạt cơm chui lên mũi vì thực quản hông với khí quản.
Nghẹn thường xảy ra ở người già do các cơ vòng thực quản bị lão hóa 

Khi ăn không nên cười đùa vì lúc này nắp thanh quản hay sụn thanh thiệt không đậy kín khí quản làm thức ăn lọt vào khí quản gây phản ứng sặc

7.

a- Các tác nhân có hại cho hệ tiêu hóa
Có rất nhiều tác nhân có thể gây hại cho hệ tiêu hóa ở những mức độ khác nhau:
- Răng có thể bị hư hại khi trong thức ân, đó uống hay kem đánh răng thiếu chất canxi (Ca) và fluo (F). hoặc do vi khuẩn lên men nơi vết thức ăn còn dính lại tạo ra môi trường axit làm hỏng lớp men răng và ngà răng.
- Dạ dày và tá tràng có thể bị viêm loét bởi hoạt động của vi khuẩn Helicobacter pylori kí sinh ở lớp dưới niêm mạc của những cơ quan này.
- Các đoạn ruột khác nhau cũng có thể bị viêm do nhiễm độc dẫn đến rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy. Các chất độc có thể do thức ăn ôi thiu, do vi khuẩn tả, thương hàn... hay kí sinh trùng amip tiết ra.
- Các tuyến tiêu hóa có thể bị viêm do các loại vi khuẩn, virut kí sinh gây ra. Gan có thể bị xơ (tế bào gan bị thoái hóa và thay vào đó là mô xơ phát triển) do viêm gan tiến triển, hay do tế bào gan không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, hoặc do tế bào gan bị đầu độc và hủy hoại bởi rượu, các chất độc khác.
- Hoạt động tiêu hóa còn có thể bị ngăn trở và giảm hiệu quả do giun sán sống kí sinh trong ruột (chúng có thể gây tắc ống mật, tắc ruột và cướp mất một phần chất dinh dưỡng của cơ thể). Các trứng giun sán thường dính trên bề mặt rau, củ không được rửa sạch và có thể sẽ lọt vào ruột khi ta ăn uống.
- Hoạt động tiêu hoá và hấp thụ có thể kém hiệu quả do ăn uống không đúng cách như:
+ Ăn vội vàng, nhai không kĩ; ăn không đúng giờ, đúng bữa; ăn thức ăn không hợp khẩu vị hay khẩu phần ăn không hợp lí.
+ Tinh thần lúc ăn không được vui vẻ, thoải mái, thậm chí căng thẳng.
+ Sau khi ăn không được nghỉ ngơi mà phải làm việc ngay.
- Hoạt động thải phân cũng có thể gặp khó khăn (chứng táo bón) do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Ăn khẩu phần ăn không hợp lí: quá nhiều tinh bột và prôtêin nhưng lại quá ít chất xơ (có nhiều trong rau xanh).
+ Ăn uống quá nhiều chất chát (có trong ổi xanh, hồng xanh, nước trà....).
b Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hoá có hiệu quả
Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn để bảo vệ răng và các cơ quan khác trong khoang miệng.
Ăn uống hợp vệ sinh để tránh các tác nhân gây hại cho các cơ quan tiêu hóa.
Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí để đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh cho các cơ quan tiêu hóa phải làm việc quá sức.
Ăn chậm nhai kĩ: ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị; tạo bầu không khí vui vẻ thoải mái khi ăn; sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí để sự tiêu hóa được hiệu quả.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Đáp án:câu 1

 

Giải thích các bước giải:

* Giống nhau: Có lông mao, đẻ con, có tuyến sữa và nuôi con bằng sữa.

* Khác nhau : Người biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động vào những mục đích nhất định : có tư duy, tiếng nói và chữ viết.

 Câu 2Cơ thể người được da bao bọc, da có các sản phẩm như lông, tóc,

móng.
Cơ thể người chia làm 3 phần: đầu, thân và tay chân.
Phần thân: Khoang ngực và khoang bụng được ngăn cách bởi cơ hoành.
Khoang ngực chứa tim, phổi.
Khoang bụng chứa dạ dày. ruột, gan, hệ bài tiết (thận, bóng đái) và cơ quan sinh sản.

câu 3

Bộ xương người gồm 3 phần:

- Phần đầu gồm khối xương sọ có 8 xương ghép lại tạo thành hộp sọ lớn chứa não. Xương mật nhỏ, có xương hàm.

- Phần thân gồm cột sống có nhiều đốt sống khớp với nhau, cong ở 4 chỗ. Các xương sườn gắn với cột sống và xương ức tạo thành lồng ngực (bảo vệ tim phổi).

- Xương chi gồm xương tay và xương chân (có các phần tương tự nhau).

Câu 4

- Quá trình tiêu hoá bao gồm các hoạt động sau: + Ăn. + Đẩy thức ăn trong ống tiêu hoá. + Tiêu hoá (tiết dịch tiêu hoá, biến dổi lí học, biến đổi hoá học). + Hấp thụ chất dinh dưỡng. + Thải phân.

 Câu 5

- Kể tên các bộ phận của ống tiêu hóa của người: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già.

Bảng 15: Tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa ở người

STT

Bộ phận

Tiêu hóa cơ học

Tiêu hóa hóa học

1

Miệng

x

x

2

Thực quản

x

 

3

Dạ dày

x

x

4

Ruột non

x

x

5

Ruột già

x

 

- Ống tiêu hóa của một số động vật như giun đất, châu chấu, chim có bộ phận khác với ống tiêu hóa của người là: diều, dạ dày cơ (ở chim).

+ Diều là một phần của thực quản biến đổi thành là nơi chứa thức ăn và tiết ra các dịch làm mềm thức ăn.

+ Dạ dày cơ của chim rất khỏe rất khỏe có chức năng nghiền nát thức ăn dạng hạt.  




Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247