Soạn bài :"Từ Hán Việt "
I. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt
1. Các tiếng:
- Nam: nước Nam
- quốc: quốc gia, đất nước
- sơn: núi
- hà: sông
Từ có thể đứng độc lập là từ Nam có thể tạo thành câu.
Các từ còn lại cần phải kết hợp với các từ khác nữa
2. Tiếng thiên trong thiên niên kỉ, thiên lí mã: có nghĩa là ngàn/nghìn
- Tiếng thiên trong thiên đô về Thăng Long: là dời chuyển
II. Từ ghép Hán Việt
1. Các từ sơn hà, xâm phạm (trong bài Nam quốc sơn hà), giang san (trong bài Tụng giá hoàn kinh sư) thuộc từ ghép đẳng lập hợp nghĩa.
2. Các từ ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc loại từ ghép chính phụ. Yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau
b, Các từ thiên thư, thạch mã, tái phạm thuộc loại từ ghép chính phụ, có trật tự từ ngược lại với trật tự từ các tiếng trong từ ghép thuần Việt. Tiếng phụ đứng trước, tiếng chính đứng sau.
III. Luyện tập
Bài 1 (trang 70 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Hoa ( hoa quả, hương hoa): cơ quan sinh sản của cây, thường có hương thơm, màu sắc
Hoa (hoa mĩ, hoa lệ): đẹp, tuyệt đẹp
- Tham: (tham vọng, tham lam): ham thích một cách quá đáng không biết chán
- Tham (tham gia, tham chiến): dự vào, góp phần vào
- Gia (gia chủ, gia súc): nhà
- Gia (gia vị): thêm vào
- phi ( phi công, phi đội): bay
- phi (phi pháp, phi pháp): trái, không phải
- phi (vương phi, cung phi): vợ vua, chúa
Bài 2 (trang 71 sgk ngữ văn 7 tập 1)
- Quốc (nước): quốc gia, quốc thể, quốc ngữ
- Sơn (núi): sơn thủy, sơn cước, sơn tặc
- Cư (ở): chung cư, ngụ cư, định cư, di cư
- Bại (thua): Thất bại, thành bại, đại bại
Bài 3 (trang 71 sgk ngữ văn 7 tập 1)
- Yếu tố đứng trước, yếu tố phụ đứng sau:
Hữu ích, phát thanh, bảo mật, phòng hỏa
- Yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau:
Thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi
Bài 4 (trang 71 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Những từ ghép chính phụ có:
- Yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau:
Nhật thực, nhật báo, mĩ nhân, đại dương, phi cơ
- Yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau:
Phóng đại, chỉ dẫn, ái quốc, hữu hiệu, vô hình
Soạn bài :"Từ Hán Việt tiếp theo"
I. Sử dụng từ Hán Việt
1. Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm
a, Các từ phụ nữ, từ trần, mai táng, tử thi đều là những từ thể hiện sự trang trọng, tôn kính, tao nhã
Đặc biệt ở câu thứ ba nếu thay thế bằng từ xác chết sẽ tạo cảm giác ghê sợ, thô tục
b, Các từ Hán Việt như: kinh đô, yết kiến, trẫm, bệ hạ, thần có tác dụng tạo ra không khí cổ xưa, phù hợp với ngữ cảnh.
2. Không nên lạm dụng từ Hán Việt
Trong ví dụ (1), (2) người viết đã lạm dụng từ Hán Việt. Sắc thái biểu cảm của từ Hán Việt không phù hợp, đối với những câu không có sắc thái nghĩa trang trọng nếu dùng từ Hán Việt sẽ gây cảm giác khiên cưỡng, cứng nhắc.
II. Luyện tập
Bài 1 (Trang 83 sgk ngữ văn 7 tập 1)
- Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Nhà máy dệt kim Vinh mang tên Hoàng Thị Lan- phụ mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Tham dự buổi chiêu đãi có ngài đại sứ và phu nhân
- Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn
- Con chim sắp chết thì kêu tiếng thương
Con người sắp chết thì lời nói phải
- Lúc lâm chung ông cụ còn dặn dò con cháu phải thương yêu nhau.
- Mọi cán bộ đều phải thực hiện lời giáo huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
- Con cái cần phải nghe lời dạy bảo của cha mẹ.
Bài 2 ( Trang 83 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Người Việt Nam thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người, địa lý
- Người Hán Việt thường mang sắc thái trang trọng, giàu ý nghĩa
- Do thói quen đã có từ lâu đời trong nhân dân.
a, Đặt tên con: Trần Mạnh Trường, Vũ Tuệ Minh, Nguyễn Minh Nhật…
b, Tên địa lý: Trường Sơn, Cửu Long
Bài 3 ( Trang 83 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Các từ Hán Việt góp phần tạo sắc thái cổ xưa:
- Dùng binh, giảng hòa, cầu thân, kết tình hòa hiếu, nhan sắc tuyệt trần
Bài 4 (Trang 83 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Từ “bảo vệ” mang sắc thái trang trọng, hoàn cảnh một lời dặn dò mang tính thân mật, gần gũi, đời thường này chưa phù hợp
- Nên thay bằng từ giữ/ giữ gìn
Từ mĩ lệ dùng sai vì từ này thường chỉ phong cảnh đẹp mà không dùng để chỉ vật đẹp
- Thay thế bằng từ đẹp/ đẹp đẽ
I. Đơn vị cấu tạo của từ Hán Việt:
1. Các tiếng nam, quốc, sơn, hà có nghĩa là:
- Nạm: phương Nam
- quốc: nước
- sơn: núi
- hà: sông
Từ nam có thể dùng độc lập còn quốc, sơn, hà không dùng được.
2. Tiếng thiên trong thiên niên kỉ là một nghìn.
Thiên trong thiên đo là dời, di dời.
II. Từ ghép Hán Việt:
1. Các từ sơn hà, xâm phạm, giang san là từ ghép đẳng lập vì:
Sơn hà: núi + sông
Xâm phạm: chiếm + lấn
Giang san: sông + núi
2.
a. Các từ ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc loại từ ghép chính phụ. Trật tự của các yếu tố này có giống với trật tự các tiếng trong từ ghép thuần Việt cùng loại.
b. Các từ thiên thư, thạch mã, tái phạm thuộc loại từ ghép chính phụ. Trật tự của của các yếu tố khác với trật tự từ ghép thuần Việt. Bởi yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.
III. LUYỆN TẬP:
1. Phân biệt nghĩa:
Hoa 1: chỉ sự vật, cơ quan sinh sản hữu tính của cây hạt kín.
Hoa 2: phồn hoa, bóng bẩy, đẹp đẽ.
Phi 1: bay
Phi 2: trái với lẽ phải, pháp luật
Phi 3: vợ thứ của vua, xếp dưới hoàng hậu
Tham 1: ham muốn
Tham 2: tham dự vào.
Gia 1: nhà
Gia 2: thêm vào.
2. Tìm những từ ghép Hán Việt có chứa các yếu tố Hán Việt quốc, sơn, cư, bại.
- quốc: quốc gia, ái quốc, quốc ca, quốc lộ…
- sơn: sơn hà, giang sơn…
- cư: cư trú, an cư, định cư…
- bại: thất bại, chiến bại, bại vong…
3.
a. Từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau: hữu ích, phát thanh, bảo mật, phòng hỏa.
b. Từ có yếu tố phụ đứng trước , yếu tố chính đứng sau: thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi.
4.
- 5 từ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau: ngư nghiệp, cường quốc, quốc kì, tân binh, đại lộ.
- 5 từ ghép Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau: nhập gia, cách mạng, thủ môn, phát tài, nhập tâm.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247