Trang chủ Ngữ văn Lớp 12 6/- Thảo luận 6 (26/10/2021): Phân tích nguyên nhân nền...

6/- Thảo luận 6 (26/10/2021): Phân tích nguyên nhân nền giáo nước ta còn chậm phát triển so với nền giáo thế giới? Để nền giáo dục nước ta phát triển ngang

Câu hỏi :

Giúp e trả lời với ạ

image

Lời giải 1 :

— Nguyên nhân nền giáo dục nước ta còn chậm phát triển so với nền giáo dục thế giới là: + Ngôn ngữ giảng dạy chính là tiếng Việt, có tính chất riêng biệt không có khả năng hội nhập, trong khi ngôn ngữ giao tiếp quốc tế là tiếng Anh thì ít được chú trọng trong nhà trường (nhất là các trường công lập). + Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân chưa đồng bộ, thiếu tính liên thông, giáo dục nghề nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. Cách thức tổ chức phân luồng còn nhiều lúng túng. + Chưa giải quyết được mâu thuẫn giữa phát triển số lượng với nâng cao chất lượng. + Nội dung chương trình ở các cấp học và trình độ đào tạo chậm đổi mới, nặng về lý thuyết, chưa phù hợp với nhu cầu và khả năng học tập của học sinh theo từng vùng miền, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu phát triển chung của xã hội. + Phương pháp dạy học về cơ bản vẫn theo lối truyền thụ một chiều, đòi hỏi người học phải ghi nhớ máy móc. + Không ít cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới. + Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho giảng dạy, học tập còn thiếu thốn và lạc hậu, chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo trình còn nhiều hạn chế là những vấn đề không phải một sớm một chiều có thể khắc phục được. + Quan điểm "Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực của quá trình phát triển" trong thực tiễn chưa được quán triệt đúng mức và triển khai hiệu quả ở mọi lĩnh vực. + Quản lý nhà nước về GD&ĐT hiện tại còn nhiều bất cập, chưa thực sự phát huy tính tích cực và trách nhiệm của các đơn vị cơ sở. + Hệ thống luật pháp và các chính sách về giáo dục chưa hoàn chỉnh. Sự không thống nhất, chồng chéo trong quản lý giữa các bộ, ngành đã làm giảm hiệu quả của công tác này. + Vẫn còn lãng phí trong một số hạng mục đầu tư của Nhà nước cho GD&ĐT, chẳng hạn không ít đề án cải cách giáo dục không mang lại hiệu quả đích thực. Tâm lý khoa cử, bằng cấp vẫn chi phối mạnh việc dạy, học và thi cử. + Quá trình hội nhập quốc tế đã mang tới những cơ hội lớn nhưng cũng không ít thách thức. Mặt trái của kinh tế thị trường có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến giáo dục. Nhu cầu học tập của nhân dân ngày càng cao trong khi khả năng đáp ứng của ngành còn hạn chế. Việt Nam vừa tiếp cận với nền kinh tế thị trường, các ngành, nghề chưa được chuyên môn hóa sâu sắc, tất yếu tác động trở lại, tạo sức ép đối với hệ thống GD&ĐT. — Để nền giáo dục nước ta phát triển ngang tầm với nền giáo dục thế giới, nước ta cần: + Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý: Xây dựng một chính sách học phí hợp lý không cào bằng, có phân biệt vùng miền, theo từng nhóm đối tượng, đa dạng hóa các loại hình trường lớp, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ phổ cập giáo dục, đáp ứng yêu cầu giáo dục tiến tới toàn dân nhưng đồng thời tạo điều kiện để người học có nhiều cơ hội lựa chọn. Tại các cơ sở GD&ĐT, các viện nghiên cứu có thể chủ động khai thác tiềm lực tài chính thông qua các dự án nghiên cứu khoa học, hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp tác với doanh nghiệp… + Đa dạng hóa nguồn lực tài chính: Cần phải thực hiện nghiêm kiểm định chất lượng, tạo điều kiện kiểm soát và vận hành hệ thống các cơ sở GD&ĐT hiệu quả. + Phân luồng hiệu quả trong GD&ĐT + Từng bước cải thiện chất lượng GD&ĐT miền núi: Thay đổi cách nhìn nhận về khả năng học tập của các em học sinh là người thuộc các dân tộc ít người vốn vẫn được định vị trên một mặt bằng dân trí thấp kém, là rất quan trọng. Thực tế, không ít các em có tư chất tốt, có nỗ lực phấn đấu học tập. Các em hoàn toàn có quyền mong ước về những cơ hội thuận lợi hơn cho việc học tập. Vấn đề là nhiều em còn thiếu một môi trường thực sự tốt ngay ở trong nước chứ chưa dám nói đến việc đi du học nước ngoài. Vì vậy, cần có những chính sách mang tính đột phá cho GD&ĐT miền núi nhằm tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Chính nguồn nhân lực ấy sẽ là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các vùng miền này. + Xây dựng trường đại học đạt chuẩn khu vực: Trước hết, cần có cơ chế chính sách phù hợp. Tiếp đến, nguồn lực tài chính phải đảm bảo. Đặc biệt, một trường đạt chuẩn khu vực và tiến tới đạt chuẩn quốc tế không thể không đạt chuẩn về chất lượng nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực ở đây không chỉ là đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên mà cả sinh viên. Trước mắt, buộc phải tách mục tiêu hiệu quả kinh tế ra khỏi mục tiêu đảm bảo chất lượng vượt trội thông qua việc chỉ tuyển chọn những sinh viên thực sự ưu tú. Về lâu dài, đây mới là sự đầu tư đúng hướng, bởi việc nghiêm ngặt, chuẩn hóa ngay từ khâu tuyển chọn không những tạo điều kiện thuận lợi cho cả quá trình GD&ĐT, mà chính những sinh viên này khi ra trường sẽ là những căn cứ thực tiễn minh chứng mô hình mới là hiệu quả, sớm khẳng định vị thế của Việt Nam về GD&ĐT trên trường quốc tế. Trong điều kiện còn chưa đủ những kinh nghiệm về giáo dục chất lượng cao (high education), có thể liên kết với các trường đại học có danh tiếng trên thế giới và dần dần nội lực hóa mục tiêu nêu trên.

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247