Trang chủ Sinh Học Lớp 7 Thuyết trình bài 8: Thủy tức ( bỏ phần 2...

Thuyết trình bài 8: Thủy tức ( bỏ phần 2 la mã ) câu hỏi 2773605 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Thuyết trình bài 8: Thủy tức ( bỏ phần 2 la mã )

Lời giải 1 :

Đáp án đây nha bạn ( bạn tự lọc phần 2 ra giúp mik nha )

 

image

Thảo luận

-- bạn ko nhìn rõ chỗ nào thì bảo mik nha

Lời giải 2 :

Đáp án+Giải thích các bước giải:

Thuỷ Tức:

I. Hình dạng ngoài và di chuyển

- Cơ thể thủy tức hình trụ dài. Phần dưới thân có đế để bám vào giá thể. Phần trên có lỗ miệng, xung quanh có các tua miệng tỏa ra rất dài. Cơ thể có đối xứng tỏa tròn, dài và nhỏ.

- Thủy tức luôn di chuyển về hướng có ánh sáng theo 2 cách:

1. Di chuyển kiểu sâu đo: di chuyển từ trái sang, đầu tiên cắm đầu xuống làm trụ sau đó co duỗi, trườn cơ thể để di chuyển

2. Di chuyển kiểu lộn đầu: di chuyển từ trái sang, để làm trụ cong thân,đầu cắm xuống, lấy đầu làm trụ cong thân, sau đó cắm xuống đất di chuyển tiếp tục như vậy.

III. Dinh dưỡng

Tua miệng thủy tức chứa nhiều tế bào gai có chức năng tự vệ và bắt mồi. Khi đói, thủy tức vươn dài đưa tua miệng quờ quạng khắp xung quanh. Tình cờ chạm phải mồi (một con rận nước), lập tức tế bào gai ở tua miệng phóng ra làm tê liệt con mồi. Vòi tua có gai dính con mồi đưa vào miệng, rồi nuốt vào bụng để thực hiện quá trình tiêu hóa ngoại bào.

- Quá trình tiêu hóa của thủy tức được thực hiện trong túi tiêu hóa nhờ dịch từ tế bào tuyến.

- Do cơ thể có cấu tạo hình túi, chỉ có 1 lỗ duy nhất thông với bên ngoài, nên thủy tức thải bã ra ngoài qua lỗ miệng.

- Thủy tức chưa có cơ quan hô hấp, sự trao đổi khí được thực hiện qua thành cơ thể.

IV. Sinh sản

Thủy tức có các hình thức sinh sản:

1. Mọc chồi

Khi đầy đủ thức ăn, thủy tức thường sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi. Chồi con khi tự kiếm được thức ăn, tách khỏi cơ thể mẹ để sống độc lập.

2. Sinh sản hữu tính

Tế bào trứng được tinh trùng của thủy tức khác đến thụ tinh. Sau khi thụ tinh, trứng phân cắt nhiều lần, cuối cùng tạo thành thủy tức con. Sinh sản hữu tính thường xảy ra ở mùa lạnh, ít thức ăn.

3. Tái sinh

Thủy tức có khả năng tái sinh lại cơ thể toàn vẹn chỉ từ một phần cơ thể cắt ra.

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247