Trang chủ Ngữ văn Lớp 12 I. LÀM VĂN : Phân tích vẻ đẹp ngưoi lính...

I. LÀM VĂN : Phân tích vẻ đẹp ngưoi lính Tây Tiến thế hiện qua đoạn thơ sau: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc, Quân xanh màu lá dữ oai hùm. Mắt trừng gửi m

Câu hỏi :

giúp mik vs cần gấp .............

image

Lời giải 1 :

1. MB : - giới thiệu tác giả, tác phẩm

2. TB :

- đi sâu vào HCST

Tây Tiến được viết năm 1948 ở phủ Lưu Chanh ( Hà Tây) khi Quang Dũng đã chuyển sang đơn vị khác và nhớ về đơn vị cũ. Lúc đầu bài thơ có tên là “ Nhớ Tây Tiến’’ sau đổi thành “Tây Tiến” in trong tập “Mây đầu ô”.

- Phân tích 

“ Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc 

                              Quân xanh màu lá giữ oai hùm”

Hai chữ “ Tây Tiến” được đảo lên đầu đã khẳng định niềm tự hào, kiêu hãnh của đoàn binh

Mặc du tác giả không viết cụ thể về cuộc sống người lính nhưng người đọc vẫn có thể hình dung ra cuộc sống của họ chắc chắn là gian khổ, là thiếu thốn nên những cơn sốt rét rừng đã khiến tóc họ rụng hết “ không mọc tóc”, thậm chí căn bệnh hiểm nghèo đã cướp đi sinh mạng của biết bao người lính Tây Tiến. Từ “ không” đã thể hiện sự chủ động của người lính, họ k cần, k thèm mọc tóc chứ không phải bị rụng hết tóc

Suy ra; dường như đó là lời thách thức với bệnh tật, cả những gian khó, vì tình yêu Tổ quốc, vì tình yêu đất nước, vì niềm tin chiến thắng mà họ vượt lên tất cả. Nhà thơ Tố Hữu đã nói về căn bệnh sốt rét qua hình ảnh anh vệ quốc quân trong bài “ Cá nước” thật cụ thể: 

                “ Giọt mồ hôi rơi

                   Trên má anh vàng nghệ”

Cơn sốt rừng không chỉ làm tóc họ rụng mà da họ còn xanh xao, vàng đi do thiếu máu

“ Quân xanh màu lá”- là hình ảnh thực xuất hiện trong cuộc chiến tranh khốc liệt

“ Dẫu có không mọc tóc”, “ quân xanh màu lá” nhưng họ- những anh bộ đội cụ Hồ vẫn luôn “ giữ oai hùm”. Đó là tư thế oai phong, lẫm liệt chế ngự hoàn cảnh vượt mọi khó khăn

Người lính ốm mà không yếu, với bút pháp lãng mạn, Quang Dũng đã nhấn mạnh sự tương phản giữa ngoại hình và tâm hồn, giữa bên ngoài có phần xanh xao vì bệnh tật với sức mạnh tinh thần bên trong của họ

Đằng sau vẻ dữ dằn, “ oai hùm”, người lính Tây Tiến còn ẩn giấu sâu bên trong là trái tim khao khát yêu thương và đầy mơ mộng. 2 câu thơ sau là hay nhất, đẹp nhất cho nét vẽ người lính Tây Tiến với vẻ hào hoa, lãng mạn:

                          “ Mắt trừng gửi mông qua biên giới

                              Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

Hình ảnh “ mắt trừng” là đôi mắt thể hiện sự tập trung cao độ cùng với đó là bộc lộ niềm căm thù hừng hực khí thế chiến đấu

Đôi mắt ấy đã “ gửi mộng qua biên giới” lập chiến công, mang lại bầu trời hoà bình cho dân tộc

Ý chí chiến đấu họ mạnh mẽ nhưng cũng thật mộng mơ. Người lính Tây Tiến phần lớn là những chàng trai Hà Thành hào hoa. Họ ra đi từ Thủ đô hoa lệ với những ánh đèn đêm sáng lấp lánh. Chính thế khi màn đêm buông xuống, đây là những phút giây lắng dịu tâm hồn, trái tim người lính lại “ mơ Hà nội” với “ dáng kiều thơm”

“ dáng kiều thơm” được Quang Dũng mượn lối nói mĩ lệ hoá của văn học cổ nhằm chỉ những thiếu nữ đẹp Hà Thành xinh đẹp

Hơn thế, ông thêm từ “ thơm” khiến vẻ đẹp như lan toả hương thơm ngát gợi ra cả một thế giới lãng mạn, đa tình trong tâm tư người lính, góp thêm phần khẳng định vẻ đẹp hào hoa trong tâm hồn người lính. Thực ra tình yêu đôi lứa luôn gắn liền với tình yêu đất nước

        “ Có những lúc tì tay trên báng súng

                    Anh giật mình thảng thốt viết tên em”

“ Trái tim anh chia ba phần tươi đỏ

   Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều

   Phần cho thơ và phần để yêu em”

Chủ nghĩa lãng mạn thường thích nhắc tới cái buồn đau, cái chết, cái sinh li từ biệt như một biểu hiện riêng cho cái đẹp

Hình tượng người lính Tây Tiến cũng phảng phất bóng dáng của người anh hùng trong dòng thơ lãng mạn nói trên:

                         “ Rải rác biên cương mồ viễn xứ

                               Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”

Sử dụng nghệ thuật đảo ngữ đưa từ thuần Việt “ Rải rác” đứng lên đầu câu kết hơp với đó là hai từ Hán Việt được đặt ngay sau đó “ biên cương”- “ viễn xứ” đã gợi cảm giác hi sinh, mất mát và cùng với đó là nỗi đau của người ở lại. Nhưng hai từ ấy đã an ủi người đọc phần nào khi tạo ra không khí trang trọng khi nói tới sự hi sinh cao đẹp của những người lính trẻ. Có ai không rơi lệ trước những nấm mồ xa xôi nơi địa cầu Tổ quốc?

Câu thơ sau vang lên với âm hưởng khoẻ khoắn. Giọng thơ mạnh mẽ, dứt khoát, thể hiện được lí tưởng cao quý của thời đại: “ Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” 

Tư thế người lính là tư thế chủ động, họ biết rằng ra đi nơi chiến trường là phải qua gian truân,thử thách và có thể là đau thương, hi sinh, mất mát. Nhưng những điều đó đã trở thành lẽ thường, điều tất yếu, họ ra đi không hề do dự, không hề tính toán mà coi cái chết “ tựa như lông hồng”, vì độc lập dân tộc mà “ chẳng tiếc đời xanh”, tiếc tuổi trẻ, thanh xuân

Người lính Tây Tiến ra đi trong tư thế hào hùng, mãnh liệt bao nhiêu thì khi họ ngã xuống về với đất mẹ cũng như vậy:  

                        “ Áo bào thay chiếu anh về đất

                            Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Người lính hi sinh trong sự thiếu thốn, họ không có mảnh chiếu đắp che thân: “ Áo bào thay chiếu” mà thay vào đó là chiếc áo cũ kĩ, đã mặc tới sờn vai, phai màu. Nhưng đối với QD chiếc áo đó không chỉ là chiếc áo cũ bình thường mà nó còn mang cả kỉ niệm và qua lăng kính lãng mạn, nhà thơ đã biến tấm áo hàng ngày trở thành “ áo bào” sang trọng không còn gợi cảm giác về thiếu thốn, bi thương nữa

Những người lính Tây Tiến ra đi rất thanh thản qua từ “ về”. Đây cũng là cách nói giảm, nói tránh làm vơi đi nỗi đau thương tận cùng về sự hi sinh của người lính. Dường như họ sinh ra từ cát bụi nay lại trở về với cát bụi, cũng như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng viết:

                          “ Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi

                             Để tôi trở về với cát bụi…”

Sự ra đi này thật thầm lặng, nhưng không phải sự ra đi của một cá nhân đơn đơn lẻ mà đó còn là của một thế hệ, điều đó đã làm nên chất sử thi hùng tráng cho thi phẩm 

Và sự hi sinh của những người lính Tây Tiến không chỉ để lại sự tiếc thương cho con người mà còn khiến cho thiên nhiên sông núi Tây Bắc cũng phải xót xa “ Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

“ khúc độc hành” được tấu lên từ tiếng gầm của sông Mã càng tô đậm không khí bi tráng của cả đoạn thơ đó

Với nghê thuật nhân hoá, nhà thơ đã diễn tả thành công sông núi như nghiêng mình và tiếng “ gầm” như tiếng khóc đau thương, phẫn uất cho sự ra đi của những người thanh niên mới ngoài đôi mươi. Họ ra đi không một vòng hoa, không một điếu văn, không một lời từ biệt, chỉ có tiếng sông Mã “ gầm lên khúc độc hành” càng nhấn mạnh nét hùng tráng cho cả câu thơ

Khổ thơ khép lại, người lính Tây Tiến ra đi mãi mãi nhưng những gì các anh làm vẫn luôn còn đó, nó luôn tồn tại trong trái tim người đọc cũng như tiếng ngân vang của sông Mã mà vẫn ám ảnh day dứt hồn người:

                                     “ Sông Mã gầm lên sông Mã ơi

                                        Người yêu sông Mã đã qua đời

                                        Để đời nhớ mãi quân Tây Tiến

                                        Khúc độc hành ca của một thời”

3.KB : - Giá trị ND, NT 

- Khẳng định cái đẹp, giá trị TP

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247