Câu 9
- Cấu tạo ngoài: cơ thể giun đũa dài bằng chiếc đũa (khoảng 25 cm). Lớp vỏ cutin bọc ngoài cơ thể luôn căng tròn, có tác dụng như bộ áo giáp, giúp giun đũa không bị tiêu hủy bởi các dịch tiêu hóa trong ruột non người.
-Hình dạng:
+Giun đực: nhỏ, ngắn, đuôi cong
+Giun cái: to, dài
-Một số giun tròn khác: giun kim, móc câu, rễ lúa
-Đặc điểm chung:
+ Cơ thể hình trụ thường thuôn hai đầu
+ Có khoang cơ thể chưa chính thức
+ Cơ quan tiêu hóa bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn
+Phần lớn số loài giun tròn sống kí sinh. Một số nhỏ sống tự do.
Câu 10:Sán lá gan:
-Cấu tạo:
+Sán lá gan hình lá, dẹp, dài 2 – 5cm, màu đỏ máu.
+Mắt, lông bơi tiêu giảm. Ngược lại, các giác bám phát triển.
-Nơi sống: là những giun dẹp kí sinh ở gan và mật trâu, bò, làm chúng gầy rạc và chậm lớn.
-Dinh dưỡng: dùng 2 giác bám chắc vào nội tạng vật chủ. Hầu có cơ khỏe giúp miệng hút chất dinh dưỡng từ môi trường kí sinh đưa vào 2 nhánh ruột phân nhiều nhánh nhỏ để vừa tiêu hóa vừa dẫn chất dinh dưỡng nuôi cơ thể
-Vòng đời: trứng- ấu trùng có lông bơi - ấu trùng trong ốc - ấu trùng có đuôi - kén sán - sán trưởng thành trong gan mật trâu bò
dấu - là suy ra nhé
Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247