Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Cảm nghĩ về tuổi thơ dữ dội câu hỏi 259996...

Cảm nghĩ về tuổi thơ dữ dội câu hỏi 259996 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Cảm nghĩ về tuổi thơ dữ dội

Lời giải 1 :

Tuổi thơ là một phần của cuộc sống mỗi người, vui có buồn có. Nhưng khi thời gian qua đi, tất cả những phần kí ức ở lại phía sau đều vô giá. Đối với tôi, chúng mang lại một cảm xúc thật dễ chịu. Xin bạn hãy lắng nghe nó.

Chợt nhớ lại những ngày trưa hè chói chang, ve kêu inh ỏi nghe điếc đầu, nguyên lũ trẻ tầm bày tám tuổi đầu không đội mũ dắt nhau khẽ trèo sang vườn nhà hàng xóm. Đứa nào cũng đi chân trần, tự nói rằng mình là bạn thân của nắng và gió, hơn hẳn những đứa con nít thành thị. Mặc dù chỉ là trẻ con, chúng tôi đã hiểu được những thứ có giá trị thật sự trong cuộc sống. Nhưng chẳng ai quan tâm điều đó đâu, vì trước mắt là những trái ổi xanh mướt, mập mạp, to bằng nắm tay người lớn. Hạnh phúc hiện tại của tụi tôi rất thực tế, đó là những thứ lấp đầy cái bụng của mình. Đó là một triết lý khá buồn cười của những đứa tôi – người tự cho mình là nhà lãnh đạo của cả nhóm (cũng là đầu têu trò hái trộm ổi). Tôi lúc đầu đứng lên chỉ đạo nghe hùng hồn lắm, nhưng khi bị chó rượt thì bị cả đám bỏ lại sau. Buổi trưa đang yên tĩnh bị tiếng cười giòn giã của lũ quỷ nhỏ ấy làm xao động.

Tuổi thơ sẽ mất đi hương vị đậm đà khi không có kỉ niệm buồn. Điểm kém là một ví dụ điển hình. Nhưng từ chính thất bại đó đã bồi đắp thêm kinh nghiệm cho bản thân, từ đó mới có được tôi của hôm nay, một tôi thật sự thành công. Hiếm ai biết được sau bức màn hiện tại là quá khứ đầy lỗi lầm. Khi nhỏ, tôi luôn tự trách mình sao ngốc quá. Rồi theo thời gian, đến độ tuổi biết suy nghĩ chín chắn, tôi hiểu ra rằng tôi đã từng là trẻ con nên có sai cũng không sao.

Thảo luận

Lời giải 2 :

 Lại một đêm dài… Tôi chúi đầu vào những trang sách. Trong cái tĩnh mịch của ngày đông, tôi nghe rõ tiếng rít dài của những cơn gió. Cánh cửa sổ bất chợt bung ra va đập vào nhau tạo nên âm thanh rùng rợn đến đáng sợ. Tôi quệt nhanh nước mắt, vội đứng dậy khép cánh cửa rồi lại tiếp tục lật từng trang... Tôi không nhớ rõ mình đã thức cùng với cuốn sách này bao nhiêu đêm và cũng chẳng nhớ tôi đã đọc đi đọc lại nó bấy nhiêu lần... Trong cuộc đời này, có vô số con người khiến bạn thay đổi. Nhưng với tôi, thứ khiến tôi bất giác giật mình để rồi nhận ra rằng bản thân đã quá vô tâm với cuộc sống đó chính là sách. Với tôi mà nói, cuốn sách này là một thứ vũ khí mạnh mẽ, là một niềm tin vững chắc để tôi có thể bấu víu vào những lúc bản thân mất phương hướng nhất. Nó không đơn thuần là một cuốn sách, nó chính là cuộc đời của biết bao con người, nó tái hiện lại những tháng ngày đẫm máu nhất của cả dân tộc. Cuốn sách đã thay đổi trái tim tôi đó là “Tuổi thơ dữ dội” của nhà văn Phùng Quán.

   Tôi có một tuổi thơ chất chứa biết bao yêu thương, hạnh phúc. Ở cái độ tuổi trẻ con ấy, suốt ngày tôi chỉ biết chạy long nhong ngoài đường: bắn bi, bắt cá, trốn tìm…Cả một trời tuổi thơ đầy ấp những tiếng cười và niềm thương ấm áp. Tôi chợt nghĩ có lẽ mỗi người trong chúng ta, ai cũng có một tuổi thơ đẹp đẽ như vậy. Nhưng không! Tuổi thơ của những Vịnh Sưa, Lượm, Mừng, Quỳnh sơn ca, Tư Dát,… là những tháng ngày lớn lên trong súng đạn, trong tiếng nổ ám ảnh của những trái bom. Chiến tranh trong tôi mà nói chỉ đơn giản là những câu chuyện ông ngoại hay kể: kể về thằng Pháp, kể về trận Điện Biên... 13,14 tuổi đã tham gia Vệ quốc quân, xung phong làm những em bé liên lạc mà không đoái hoài gì đến một chút hiểm nguy, gian khổ. Còn tôi, tôi tự hỏi, ở cái tuổi ấy mình đã làm được gì? Mắt tôi lại rơm rớm nước. Phải chăng khi con người ta sinh ra trong thời đạn bom ác liệt, chứng kiến cảnh người thân, đồng đội, hay vận mệnh của cả dân tộc trong thế ngàn cân treo sợi tóc thì những câu chuyện họ viết lại tái hiện sâu sắc nhất cái lớn lao của cách mạng để từ đó hôm nay chúng ta biết thế nào là trân trọng hai từ độc lập, tự do. Từ câu chuyện thật của cuộc đời mình, những con chữ trong truyện của Phùng Quán đã trở thành biểu tượng văn chương ám ảnh. Ngày hôm quá, trẻ em của chúng ta đã anh dũng, hồn nhiên tham gia cuộc đấu tranh trường kỳ gian khổ cùng với cha, anh như thế nào? Đã trải qua một tuổi thơ đầy khó nhọc ra sao? Phùng Quán đã tái hiện hết, tái hiện tất cả hay nói đúng hơn là với “Tuổi thơ dữ dội”, ông  bắt đầu trả nợ một cách chính đáng cho tuổi thơ của những đứa trẻ đã trở thành huyền thoại trong trang sử vẻ vang của cả dân tộc!

   Phùng Quán (1932-1995) sinh tại Thừa Thiên Huế. 13 tuổi đã tham gia Vệ quốc quân - chiến sĩ trinh sát trung đoàn 101. “Cả cuộc đời ông là một nỗi buồn to lớn, dằng dặc của một tinh thần yêu nước, thương nòi, ngay thẳng, chân thật mà phải chứng kiến quá nhiều bất công dối trá”. Bởi vậy có thể nói khi những nét bút viết nên tuổi thơ của những chiến sĩ trinh sát nhỏ tuổi, ông như đặt tất cả nhiệt huyết, tất cả sứ mệnh của một nhà văn vào đó. Cuốn truyện xoay quanh cuộc sống chiến đấu và sự hy sinh của những thiếu niên 13, 14 tuổi trong hàng ngũ Đội thiếu niên trinh sát của trung đoàn Trần Cao Vân.

   Tôi đã từng khóc, khóc thấm ướt cả trang sách. Cảm nhận sự khó khăn của chiến tranh, trong tôi đã có cái gì đó rưng rưng chẳng nói được bằng lời. Chứng kiến cái chết của cậu bé Vịnh Sưa, tôi lặng người đi. Năm cậu ấy hi sinh cũng chính là năm tôi bằng tuổi cậu ấy bây giờ. Cậu đứng trên nóc nhà cao nhất, buộc mình vào cột thép thu lôi, xé quần mình làm cờ tín hiệu. Cậu đã cố báo tin về cho đồng đội để tiêu diệt căn cứ của địch, cậu bị bắn chết trên nóc lầu. Bức điện cậu gửi về đến câu: “Yêu cầu bắn” khiên tôi rợn người. Hay nói theo lời tác giả, đó như là mệnh lệnh được ngưng tụ lại qua mấy chục ngày đêm chiến đấu, để lúc này bất thần vang to lên như một tiếng sét rạch ngang qua bầu trời. “Thân hình trần trụi, nhỏ bé mà lẫm liệt của người chiến sĩ thiếu niên đứng chon von cùng với cây cột thép thu lôi, mỗi lúc càng thêm lồ lộ rực rỡ trên cái nền đỏ chói chang dữ dội ấy, tưởng chừng như chính lửa tạc khắc lên...” Em chết trên đầu bọn giặc!

   Có những lí do hết sức thú vị để các chiến sĩ trinh sát nhỏ tuổi đến với cách mạng. Quỳnh sơn ca là một trường hợp như thế. Tôi không tin là âm nhạc có thể khiến người ta thay đổi cho đến khi gặp được em, cậu bé có ngoại hình xinh xắn như một chàng hoàng tử nhỏ. Em là con của phó tổng trấn Trung Kì. Lớn lên trong một cuộc sống tràn đầy màu hồng của hạnh phúc và màu xanh của hi vọng nhưng em đã từ bỏ tất cả để  trở thành một Vệ Quốc Đoàn ra mặt trận đánh Tây. Từ những giai điệu oai hùng “Ra đi ra đi bảo tồn sông núi/ Ra đi ra đi thà chết không lui”, em đã bỏ nhà để đi theo con đường cách mạng. Thế mới nói, âm nhạc có sức lay động con người ta như thế nào. Ở cái tuổi như em, yêu những bài ca dân tộc cũng chính là yêu nước, yêu quê hương. Em mất đi, để lại cho đời những câu hát còn vang vọng mãi: “Sông Ô Lâu ngân nga soi núi biếc trập trùng/ Soi đoàn quân quyết tử hiên ngang/(...)/ Sông Ô Lâu đôi bờ trắng tóc lau/ Hát lời thề kháng chiến đến bạc đầu...”

   Có lẽ khi tái hiện lại cuộc đời của những đứa trẻ, Phùng Quán đã gieo vào đó những niềm tin mảnh liệt nhất. Mừng - một cậu bé gia nhập Vệ Quốc Đoàn vì nơi tiểu đội đóng quân có cây bút bút. Mẹ em bị hen suyễn nặng, phải trèo lên những cây bút bút cao nhất hái cho được lá tầm gửi về sắc thuốc thì may ra bệnh mẹ em mới đỡ hơn, thế là em đi theo con đường cách mạng. Là một cậu bé nhanh nhẹn, bao phen em dẫn quân ta giựt bom vào căn trứ của địch. Em đóng góp tuổi thơ của mình cho cách mạng nhưng lại bị nghi là Việt gian. "Tuổi thơ dữ dội" kết lại bằng lời cuối cùng của Mừng trước khi hi sinh: "Anh ơi, anh đứng nghi em là Việt gian nữa anh hí!". Một cậu bé trước khi chết vì đạn giặc chỉ mong người sống đừng hiểu lầm mình. Phải chăng đó cũng chính là tiếng lòng thổn thức của Phùng Quán khi viết về sự trớ trêu của cuộc đời em?

   Đó là cuộc đời không chỉ của ba cậu bé, mà nó cho chúng ta nhận thức rõ nhất về thời kì khốc liệt của chiến tranh. Đó là những ngày Huế đổ máu, là những ngày cầu Trường Tiền bị bom giựt cắt ngang, và đó cũng chính là những ngày các chiến sĩ Vệ Quốc Đoàn được sống, được chiến đấu “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Đôi khi “những hành động anh hùng, những tình cảm cao cả, những sự tích phi thường, là món ăn tinh thần tốt nhất để nuôi dưỡng tuổi thơ.”

 Trong suốt tám trăm trang ấy, mỗi câu, mỗi chữ đều như biết nói. Ông viết bằng lý tưởng đã nuôi dưỡng tâm hồn ông từ thủa ấu thơ. Đẹp đến nao lòng! Nó không chỉ chân thật đến mức khiến cho ta giật mình mà ẩn chứa sau đó là cả những ước mơ. Ước mơ ấy là của em Mừng, phải chăng Phùng Quán đã ấp ủ những hi vọng vào một ngày mai sau giải phóng sẽ tốt đẹp hơn để “ai ai cũng được sung sướng. Những người cực khổ như mạ em dù có mắc bệnh chi nặng mấy cũng được Chính phủ chữa cho lành...” Đó là niềm hi vọng của một đứa con với mẹ, cũng là niềm hi vọng mà Phùng Quán mang theo khi bước vào quãng tuổi thơ dữ dội. Nhờ có niềm hy vọng ấy mà những đứa trẻ mười bốn, mười lăm tuổi, ngày thường sợ đòn roi cha mẹ, nay dám băng mình qua lửa đạn để cùng với toàn dân đánh thằng Tây ra khỏi đất nước.

   Gấp trang sách lại, giọt nước mắt cũng được hong khô đi cùng với những suy nghĩ miên man trong tôi.. Bây giờ tôi đã hiểu thế nào là “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, thế nào là “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”. Tác phẩm không chỉ là một bức tranh chân thật về những ngày đạn bom mù trời trên đất Huế mà còn là những bài học, là những thông điệp sống có ý nghĩa nhất.. Ngày hôm qua ấy có máu xương của đồng đội, có những hình ảnh bất khuất luôn sống mãi in sâu trong lồng ngực chúng ta. Quá khứ ấy không bao giờ là vô nghĩa. Tôi đã lớn lên như thế, lớn lên qua từng trang sách. Tôi sẽ quý trọng cuộc sống này, yêu thêm đất nước 4000 năm lịch sử, nơi sinh ra những con người tuyệt vời nhất. Khi ngồi trước những tiết lịch sử, tôi sẽ trân trọng hơn những thời khắc ấy. Rồi sẽ nhìn cuộc sống với ánh mắt bao dung hơn và cùng với bao đứa trẻ khác, chúng tôi sẽ viết tiếp những ước mơ được gửi vào trong gió, để ước mơ ấy có thể chắp cánh, bay cao và bay xa...

  Tôi mỉm cười vì những điều nhỏ bé đã khiến tôi nhận thức khác đi. Cảm ơn Phùng Quán, cảm ơn các em Vệ quốc đoàn. Có các em, tôi mới biết được sống trong ngày độc lập đáng quý ra sao và học tập, vui chơi hằng ngày là điều hạnh phúc tới cỡ nào...

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247