Trang chủ Địa Lý Lớp 6 Trái đất có dạng hình gì? A. Hình tròn B....

Trái đất có dạng hình gì? A. Hình tròn B. Hình vuông C. Hình cầu D. Hình bầu dục Câu 2: Kinh tuyến Tây là: A. Là kinh tuyến nằm bên trái của kin

Câu hỏi :

Trái đất có dạng hình gì? A. Hình tròn B. Hình vuông C. Hình cầu D. Hình bầu dục Câu 2: Kinh tuyến Tây là: A. Là kinh tuyến nằm bên trái của kinh tuyến gốc. B. Là kinh tuyến nằm bên phải của kinh tuyến gốc. C. Nằm phía dưới xích đạo. D. Nằm phía trên xích đạo. Câu 3: Kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh) gọi là: A. Kinh tuyến Đông. B. Kinh tuyến Tây. C. Kinh tuyến 180o. D. Kinh tuyến gốc. Câu 4: Nếu cách 1o ở tâm thì trên bề mặt của quả Địa Cầu từ cực Nam đến cực Bắc có bao nhiêu vĩ tuyến A. 181 B. 182 C. 180 D. 179 Câu 5: Nếu cách 1o ở tâm thì trên bề mặt của quả Địa Cầu sẽ có bao nhiêu kinh tuyến? A. 360 B. 361 C. 180 D. 181 Câu 6: Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất ở vị trí nào theo thứ tự xa dần Mặt Trời? A. Vị trí thứ 3 B. Vị trí thứ 5 C. Vị trí thứ 9 D. Vị trí thứ 7 Câu 7: Trên Địa Cầu, nước ta nằm ở: A. Nửa cầu Bắc và nửa cầu Tây B. Nửa cầu Nam và nửa cầu Đông C. Nửa cầu Bắc và nửa cầu Đông. D. Nửa cầu Nam và nửa cầu Tây Câu 8: Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu là những đường: A. Kinh tuyến. B. Kinh tuyến gốc. C. Vĩ tuyến. D. Vĩ tuyến gốc. Câu 9: Những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với các kinh tuyến là những đường: A. Kinh tuyến. B. Kinh tuyến gốc. C. Vĩ tuyến. D. Vĩ tuyến gốc. Câu 10: Kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc có điểm chung là cùng mang số độ bằng: A. 0độ B. 30độ C. 90độ D. 180độ

Lời giải 1 :

Câu 1: Trái đất có dạng hình gì?

   A. Hình tròn

   B. Hình vuông

   C. Hình cầu

   D. Hình bầu dục.

Trái Đất có dạng hình cầu, có kích thước rất lớn. Bán kính: 6370km.

Đáp án: C

Câu 2: Kinh tuyến Tây là:

   A. Là kinh tuyến nằm bên trái của kinh tuyến gốc.

   B. Là kinh tuyến nằm bên phải của kinh tuyến gốc.

   C. Nằm phía dưới xích đạo.

   D. Nằm phía trên xích đạo.

Kinh tuyến là những đường nối liền hai điểm Cực Bắc và Cực Nam có độ dài bằng nhau. Kinh tuyến Tây nằm bên trái đường kinh tuyến gốc.

Đáp án: A.

Câu 3: Kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh) gọi là:

   A. Kinh tuyến Đông.

   B. Kinh tuyến Tây.

   C. Kinh tuyến 180o.

   D. Kinh tuyến gốc.

Kinh tuyến là những đường nối liền hai điểm Cực Bắc và Cực Nam có độ dài bằng nhau. Kinh tuyến gốc: là kinh tuyến 0o qua đài thiên văn Grinuyt nước Anh.

Đáp án: D.

Câu 4: Nếu cách 1o ở tâm thì trên bề mặt của quả Địa Cầu từ cực Nam đến cực Bắc có bao nhiêu vĩ tuyến?

   A. 181

   B. 182

   C. 180

   D. 179.

Mỗi vĩ tuyến cách nhau 1o thì trên quả Địa Cầu có 181 vĩ tuyến.

Đáp án: A.

Câu 5: Nếu cách 1o ở tâm thì trên bề mặt của quả Địa Cầu sẽ có bao nhiêu kinh tuyến?

   A. 360

   B. 361

   C. 180

   D. 181

Mỗi kinh tuyến cách nhau 1o thì trên quả Địa Cầu có 360 kinh tuyến.

Đáp án: A.

Câu 6: Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất ở vị trí nào theo thứ tự xa dần Mặt Trời?

   A. Vị trí thứ 3

   B. Vị trí thứ 5

   C. Vị trí thứ 9

   D. Vị trí thứ 7

Hệ Mặt Trời gồm có 8 hành tinh. Tính từ Mặt Trời bao gồm: sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương.

Đáp án: A.

Câu 7: Trên Địa Cầu, nước ta nằm ở:

   A. Nửa cầu Bắc và nửa cầu Tây

   B. Nửa cầu Nam và nửa cầu Đông

   C. Nửa cầu Bắc và nửa cầu Đông.

   D. Nửa cầu Nam và nửa cầu Tây

Nước ta nằm ở: Nửa cầu Bắc và nửa cầu Đông. Giới hạn: Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23o23’B. Điểm cực Nam ở vĩ độ 8o34’B. Điểm cực Tây ở kinh độ 102o09’Đ. Điểm cực Đông ở kinh độ 109o24’Đ.

Đáp án: C.

Câu 8: Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu là những đường:

   A. Kinh tuyến.

   B. Kinh tuyến gốc.

   C. Vĩ tuyến.

   D. Vĩ tuyến gốc.

Kinh tuyến là những đường nối liền hai điểm Cực Bắc và Cực Nam có độ dài bằng nhau.

Đáp án: A.

Câu 9: Những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với các kinh tuyến là những đường:

   A. Kinh tuyến.

   B. Kinh tuyến gốc.

   C. Vĩ tuyến.

   D. Vĩ tuyến gốc.

Vĩ tuyến là những đường thẳng vuông góc với kinh tuyến có đặc điểm song song với nhau và độ dài nhỏ dần từ xích đạo về cực.

Đáp án: C.

Câu 10: Kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc có điểm chung là cùng mang số độ bằng:

   A. 0o

   B. 30o

   C. 90o

   D. 180o

Kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc có điểm chung là cùng mang số độ bằng 0o.

Đáp án: A.
________________________
#${teamdeplao3}$

#${Học}$ ${tốt}$ ${!!!}$



Thảo luận

-- Vào nhóm mink ko
-- Hồi trước mik xin bạn từ chối cơ mà😒
-- Lúc nào
-- Mik từ chối nhé :))
-- :)) tự nhớ lại điii nha 😌

Lời giải 2 :

1. C

2. A

3. D

4. A

5. A

6. A

7. C

8. A

9. C

10. A

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247