Câu 4: Ý nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của nông nô?
A. Là lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa.
B. Nông nô không có quyền xây dựng gia đình riêng.
C. Phải nộp cho lãnh chúa 1/2 sản phẩm thu được và nhiều loại thuế khác.
D. Bị đối xử tàn nhẫn của lãnh chúa.
Câu 5: Ai là người đầu tiên tìm ra châu Mĩ?
A. B.Đi-a-xơ.
B. Ph.Ma-gien-lan.
C. Va-xcô đơ Ga-ma.
D. Cô-lôm-bô
Câu 6: Vương triều nào được coi là phát triển nhất trong lịch sử phong kiến Trung quốc?
A. Nhà Hán.
B. Nhà Đường.
C. Nhà Tống.
D. Nhà Thanh.
Câu 7: Tôn giáo nào ở Trung Quốc trở thành hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến?
A. Đạo Phật.
B. Đạo Hin-đu.
C. Đạo giáo.
D. Đạo Nho.
Câu 8: Chữ viết riêng nào của người Ấn Độ có từ rất sớm?
A. Chữ Phạn.
B. Chữ Tượng hình.
C. Chữ hình Nêm.
D. Chữ cái a,b,c.
Câu 9: Hai bộ sử thi nổi tiếng của Ấn Độ là:
A. I-li-at và Ô-đi-xê.
B. Ra-ma-ya-na và Ma-ha-bha-ra-ta.
C. Xat-sai-a và Prit-xi-cat.
D. Krixna-Rađa và Mê-ga-đu-ta.
Câu 10: Vương quốc Su-khô-thay tiền thân của nước nào?
A. Việt Nam.
B. Lào.
C. Thái Lan.
D. Cam-pu-chia.
Câu 11: Cam-pu-chia có công trình kiến trúc nổi tiếng:
A. Đền tháp Bô-rô-buđua.
B. Đền tháp Ăng-co-vat.
C. Chùa tháp Pa-gan.
D. Thạt Luổng
Câu 12: Thời kì phát triển thịnh vượng nhất của các quốc gia ĐNÁ là khi nào?
A. Khoảng nửa sau thế kỉ X đến thế kỉ XII
B. Khoảng nửa sau thế kỉ X đến thế kỉ XIII
C. Khoảng nửa sau thế kỉ X đến thế kỉ XIV
D. Khoảng nửa sau thế kỉ X đến thế kỉ XVIII
Câu 13: Ngô Quyền lên ngôi vua và đóng đô ở đâu?
A. Cổ Loa.
B. Hoa Lư.
C. Thăng Long.
D. Phú Xuân.
Câu 14: Ai là người có công dẹp loạn 12 sứ quân?
A. Ngô Quyền.
B. Đinh Bộ Lĩnh.
C. Lê Hoàn.
D. Lý Công Uẩn.
Câu 15: Kinh đô Hoa Lư thuộc tỉnh nào ngày nay?
A. Hà Nam
B. Nam Định.
C. Ninh Bình.
D. Thanh Hóa.
Câu 16: Lê Hoàn chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống giành thắng lợi ở đâu? A. Sông Hồng.
B. Sông Đáy.
C. Sông Đuống.
D. Sông Bạch Đằng.
Câu 17: Năm Lê Hoàn lên ngôi vua và đặt niên hiệu là:
A. Năm 979 - Niên hiệu Thái Bình.
B. Năm 979 - Niên hiệu Thiên Phúc.
C. Năm 981 - Niên hiệu Thiên Phúc.
D. Năm 1005 - Niên hiệu Thuận Thiên.
Câu 18: Tôn giáo nào phổ biến nhất dưới thời Tiền Lê?
A. Đạo Phật
B. Đạo Giáo.
C. Đạo Nho.
D. Đạo Thiên Chúa.
Câu 19: Năm 1010, Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là gì và dời đô về đâu?
A. Niên hiệu Thái Bình - Cổ Loa (Đông Anh)
B. Niên hiệu Thái Bình - Đại La (Thăng Long)
C. Niên hiệu Thuận Thiên - Đại La (Thăng Long)
D. Niên hiệu Thuận Thiên - Phú Xuân (Huế)
Câu 20: Vì sao Lý Công Uẩn lại dời đô về Đại La (Thăng Long)?
A. Địa thế Thăng Long đẹp hơn Hoa Lư.
B. Thăng Long gần Từ Sơn ( Bắc Ninh), quê cha đất tổ của họ Lý.
C. Đóng đô ở Hoa Lư, các triều đại không tồn tại được lâu .
D. Thăng Long ở vị trí trung tâm, có điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa.
Câu 21: Nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt vào năm nào?
A. Năm 1042
B. Năm 1045
C. Năm 1054
D. Năm 1057
Câu 22: Cấm quân là:
A. Quân bảo vệ các lộ.
B. Quân bảo vệ các phủ.
C. Quân bảo vệ vua và kinh thành.
C. Quân bảo vệ biên giới.
Câu 23: Tại sao nhà Lý lại cấm giết mổ trâu bò?
A. Đạo Phật được đề cao nên cấm sát sinh.
B. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
C. Đê bảo vệ sản xuất thủ công nghiệp.
D. Trâu, bò là động vật linh thiêng.
Câu 24: Ý nào phản ánh không đúng về chính sách “ngụ binh ư nông”?
A. Giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
B. Khi có chiến tranh, tất cả được sung vào lính.
C. Lực lượng quân đội đảm bảo vẫn đông.
D. Đảm bảo lực lượng sản xuất trong thời bình.
Câu 25: Nhà Lý gả công chúa và phong chức tước cho các tù trưởng nhằm mục đích gì?
A. Cho các tù trưởng miền núi tự quản lý vùng đất của mình.
B. Để kết thân với các tù trưởng, củng cố khối đại đoàn kết.
C. Không can thiệp những vùng đất biên giới.
D. Giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
@phungvong
Chúc bạn học tốt!
câu 4:B
câu 5:D
câu6:B
câu 7:D
câu 8:A
câu9 :B
câu 10:C
câu 11:B
câu 12:D
câu 13:A
câu 14:B
câu 15:C
câu 16:D
câu 17:C
câu18:A
cau 19:C
câu 20:D
câu 21:C
câu 22:C
câu 23:B
câu 24:A
câu 25:B
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247