Trang chủ Sinh Học Lớp 7 5. Câu 1 (trang 25): Dinh dưỡng ở trùng sốt...

5. Câu 1 (trang 25): Dinh dưỡng ở trùng sốt rét và trùng kiết lị giống nhau và khác nhau như thế nào ? 6. Câu 3 (trang 25): Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra

Câu hỏi :

Ai giúp mình với ạ!,

image

Lời giải 1 :

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

Bạn tham khảo nha

Câu 1: Giống nhau:Trùng kiết lị và trùng sốt rét đều là sinh vật dị dưỡng, tấn công cùng một loại tê bào là hồng cầu.

Khác nhau:Trùng kiết lị lớn, một lúc có thể nuốt nhiều hồng cầu, rồi sinh sản bằng cách phân đôi liên tiếp (theo cấp số nhân).Trùng sốt rét nhỏ hơn, nên chui vào kí sinh trong hồng cầu (kí sinh nội bào), ăn chất nguyên sinh của hồng cầu, rồi sinh sản ra nhiều trùng kí sinh mới cùng một lúc còn gọi là kiểu phân nhiều hoặc liệt sinh) rồi phá vỡ hồng cầu đế ra ngoài. Sau đó mỗi trùng kí sinh lại chui vào các hồng cầu khác đế' lặp lại quá trình như trên. Điều này giải thích hiện tượng người bị bệnh sốt rét hay đi kèm

Câu 2:

Bệnh sốt rét được lây truyền thông qua đối tượng trung gian là muỗi Anophen. Ấu trùng muỗi (bọ gậy) thường phát triển tốt ở khu vực nước đọng hoặc nước chảy chậm, có ánh sáng mặt trời, có cây cỏ, rong rêu tạo độ ẩm thích hợp (chủ yếu ở rừng núi) chúng đốt các loài linh trưởng và cả con người. Chính địa hình của các địa phương miền núi tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi Anophen phát triển: Cây cối rậm rạp, có nhiều vũng nước đọng.

Đồng bào miền núi chưa có hình thành thói quen mắc màn khi đi ngủ, một số nơi điều kiện sống còn khó khăn, vấn đề môi trường không được đảm bảo. Điều này tạo cơ hội để bệnh sốt rét dễ lây truyền nhanh.

Câu 3: 

Một số động vật nguyên sinh gây bệnh ở người và cách truyền bệnh: trùng sốt rét, trùng kiết lị, trùng roi kí sinh gây bệnh ngủ.

+ Trùng sốt rét:
Cách truyền bệnh: Muỗi anophen hút máu người bệnh, mang theo trùng sốt rét. Khi muỗi đốt vào người khỏe mạnh, trùng sốt rét sẽ truyền sang người khỏe mạnh và gây bệnh.

+ Trùng kiết lị:
Cách truyền bệnh:
Bào xác của trùng kiết lị thâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa. Khi vào ruột chúng sẽ phá hủy niêm mạc ruột để nuốt hồng cầu, sau đó chúng sẽ sinh sản và kết bào xác. Bào xác này sẽ ra môi trường cùng với phân người bệnh. Khi xử lí phân không an toàn, bào xác nãy sẽ lẫn vào thức ăn, nước uống. Người khỏe mạnh khi ăn phải thực phẩm có chứa bào xác trùng kiết lị sẽ bị nhiễm bệnh.

+ Trùng roi kí sinh trong máu gây nên "giấc ngủ li bì" ở người bệnh:
Cách truyền bệnh:
Ruồi tsê-tsê đốt người bệnh, mang theo trùng roi kí sinh. Khi ruồi đốt người khỏe mạnh thì trùng roi từ người bệnh sẽ truyền sang máu người khỏe mạnh và gây bệnh.

HIỆN TẠI TỚ ĐANG CẦN 5CAAU TRẢ LỜI HAY NHẤT ĐỂ LÊN HẠNG CẬU CÓ THỂ CHO TỚ 1 CÂU TRẢ LỜI HAY NHẤT ĐƯỢC KHÔNG Ạ? tẠI TỚ THẤY CÂU TRẢ LỜI CỦA TỚ ĐẦY ĐỦ

CHÚC CẬU HỌC TỐT. NHỚ CHO TỚ 5 SAO+1CTLHN+1 CẢM ƠN NHA

 

Thảo luận

-- Cảm ơn bn

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247