4/Cấu tạo ngoài của giun đất
+ thích nghi đời sống chui rúc. Cơ thể dài, gồm nhiều đốt, phần đầu có miệng, phần đuôi có hậu môn. Ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt, dùng để tì vào đất khi chui bò ( không có chân).
5/ Biện pháp phòng phòng tránh bệnh sốt rét, bệnh sán lá máu, bệnh sán lá dây và bệnh giun đất
1. phòng sốt rét
+ Tuyên truyền giáo dục mọi người về cách phòng tránh sốt rét
+ hạn chế muỗi đất
+ sử dụng mùng khi ngủ
+ dùng thuốc xịt muỗi
2. phòng bệnh sán lá máu
+ thường xuyên ăn chín, uống sôi. không nên ăn đồ tái
+ tránh tiếp xúc môi trường bẩn
+ vệ sinh nơi ở sạch sẽ
3. phòng bệnh sán lá dây
+ tương tự phòng bệnh sán lá máu
4. phòng bệnh giun đất
+ rửa tay trước khi ăn và sau khi đi WC
+ không đi chân đất
+ không chơi bẩn, thường xuyên tắm rửa
6/ Lối sống của 1 số ruột khoang
+ sống dị dưỡng, tấn công và tự vệ bằng tế bào gai
Đáp án:
Câu 4:
- Cơ thể dài, gồm nhiều đốt, cơ phát triển để có thể chun giãn, phần đầu có miệng, phần đuôi có hậu môn.
- Ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt, dùng để tì vào đất khi chui bò (giun đất không có chân).
- Khi tìm kiếm thức ăn, nếu gặp đất khô và cứng, giun tiết ra chất nhày làm mềm đất rồi nuốt đất vào miệng.
- Lớp da mỏng, da luôn ẩm để trao đổi khí qua da.
- Mắt tiêu giảm, thích nghi với đời sống chui rúc trong đất.
Câu 5:
*Cách phòng chống bệnh sốt rét :
- Ăn, ở sạch sẽ ngăn nắp.
- Thường xuyên vệ sinh môi trường, phát quang cây cỏ quanh nhà (từ 50 - 100m).
- Dùng hương xua muỗi, đốt lá cây xông khói, dùng kem xua muỗi vào buổi tối.
- Dùng hóa chất diệt muỗi phun trên tường .
- Ngủ trong màn tẩm hóa chất diệt muỗi.
Biện pháp phòng chống sán lá máu,sán dây:
- Ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn đồ ăn tái, gỏi cá, tiết canh ...
- Vệ sinh cơ thể và vật nuôi sạch sẽ
- Đi găng tay, ủng, sử dụng dụng cụ như xẻng, cuốc ... khi tiếp xúc với môi trường nước bẩn, đất ...
- Giữ môi trường sống sạch sẽ ...
Biện pháp phòng chống bệnh giun đất:
- Thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh.
-Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất
- Không để ruồi nhặng bậu vào thức ăn. Không để chó, lợn, gà... tha phân gây ô nhiễm môi trường.
Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247