Xã hội phong kiến Châu Âu
+ Hoàn cảnh lịch sử:
- Cuối thế kỉ V, người Giéc-man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm và tiêu diệt đế quốc Rô-ma lập nên nhiều vương quốc mới: Ăng-glo-xắc-xông, Phơ-răng, Đông-gốt, Tây-gốt,..
- Chúng cướp đất đai của chủ nô Rô-ma chia cho nhau, dần dần xã hội hình thành nhiều giai cấp mới:
+ Lãnh chúa: gồm quý tộc,tăng lữ, quan lại, địa chủ. .
+ Nông nô: gồm nông dân và nô lệ
=> Xã hội phong kiến Châu Âu được hình thành
Xã hội phong kiến Trung quốc:
+ Đối nội: Tổ chức bộ máy hoàn thiện từ Trung ương đến địa phương
- Mở nhiều khoa thi tuyển chọn nhân tài
- Giảm tô thuế, thực hiện chế độ quân điền
+ Đối ngoại:
- Gây chiến tranh xâm lược, mở rộng bờ cõi xuống khu vực: Tây Vực, Nội Mông, Triều Tiên, An Nam,...
→ Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á
*Nguyên nhân phát kiến địa lý : -Sản xuất phát triển đòi hỏi lớn về nguyên liệu, thị trường .
- Điều kiện khoa học kĩ thuật phát triển ( đóng tàu lớn, la bàn,…)
- Con đường buôn bán sang phương Tây bị người Thổ Nhĩ Kì chiếm đóng.
Tứ đại phát minh: La bàn, thuốc súng, kỷ thuật in và nghề làm giấy
- Chữ viết Ấn Độ:chữ Phạn
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247