Trang chủ Địa Lý Lớp 6 1. Khái niệm và đặc điểm của kinh tuyến, vĩ...

1. Khái niệm và đặc điểm của kinh tuyến, vĩ tuyến. Khái niệm kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí. Xác định được tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ? 2. Kí hiệu

Câu hỏi :

1. Khái niệm và đặc điểm của kinh tuyến, vĩ tuyến. Khái niệm kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí. Xác định được tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ? 2. Kí hiệu bản đồ có mấy dạng? Kể tên các dạng kí hiệu. 3. Cách xác định phương hướng trên bản đồ. Biết vận dụng xác định các hướng đi trên bản đồ. 4. Hình dạng, kích thước của Trái đất. 5. Đặc điểm chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. 6. Hệ quả chuyển động của tự quay quanh trục của Trái Đất. 7. Ôn tập các bài toán về tính khoảng cách thực tế giữa 2 địa điểm trên bản đồ. VD: a. Cho khoảng cách A -> B trên bản đồ là 2cm với bản đồ có tỉ lệ là 1: 500.000. Tính khoảng cách ngoài thực tế từ A->B. b. Cho khoảng cách từ A->B ngoài thực tế là 78km. Biết khoảng cách trên bản đồ từ A-> B là 13cm. Hỏi bản đồ có tỉ lệ bao nhiêu? c. Cho khoảng cách từ A->B ngoài thực tế là 7,5km. Biết bản đồ có tỉ lệ là 1: 150.000. Tính khoảng cách trên bản đồ từ A-> B. 8. Ôn tập cách tính giờ VD: Khu vực giờ gốc là 8h, nước ta là mấy giờ? GIÚP MÌNH .

Lời giải 1 :

1.Kinh tuyến gốc (0o) đi qua đài thiên văn Greenwich (Anh), vĩ tuyến gốc chính là đường Xích đạo.

- Kinh độ của 1 điểm là khoảng cách tính bằng số độ từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc.

- Vĩ độ của 1 điểm là khoảng cách tính bằng số độ từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc.

- Tọa độ địa lí của một điểm là kinh độ, vĩ độ của điểm đó. Tọa độ xác định vị trí của 1 điểm trên bản đồ.

2.

- Ba loại kí hiệu thường được sử dụng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: kí hiệu điểm, kí hiệu đường, kí hiệu diện tích.

- Một số dạng kí hiệu được sử dụng để thể hiện đối tượng địa lí trên bản đồ: kí hiệu hình học, kí hiệu chữ, kí hiệu tượng hình.

 3.Theo quy ước trên bản đồ địa lý, khi bạn nhiền vào bản đồ thì phía nam ở bên dưới, phía bắc ở bên trên, phía đông bên tay phải, phía tây bên tay trái (trên bắc – dưới nam – phải đông – trái tây). Khi đã xác định được một hướng thì bạn hoàn toàn có thể xác định được các hướng còn lại trên bản đồ một cách dễ dàng.

4.- Hình dạng cầu và kích thước rất lớn. - Độ dài bán kính Trái Đất: 6.370km. - Độ dài đường Xích đạo: 40.076km. ... - Vĩ tuyến: vòng tròn trên bề mặt Địa Cầu vuông góc với kinh tuyến.

5.Trái Đất tự quay quanh một trục (tưởng tượng) nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời một góc 66°33. – Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông. – Thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục là một ngày đêm (24 giờ). ... – Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.

6.Do Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục dẫn đến hệ quả là mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối. Một số hệ quả do chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất: – Khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.

Thảo luận

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247