Trang chủ Lịch Sử Lớp 8 Nguyên tổng bí thư Lê khá phiêu từng nói không...

Nguyên tổng bí thư Lê khá phiêu từng nói không làm rõ và đánh giá đúng công tội của triều Nguyễn là chúng ta có tội với lịch sử. Qua ý kiến trên em hãy làm sán

Câu hỏi :

Nguyên tổng bí thư Lê khá phiêu từng nói không làm rõ và đánh giá đúng công tội của triều Nguyễn là chúng ta có tội với lịch sử. Qua ý kiến trên em hãy làm sáng tỏ nguyên nhân khách quan dẫn đến sự thất bại của nhà Nguyễn trước thực dân Pháp và công lao của nhà Nguyễn đối với dân tộc Mn ơi giúp mình với

Lời giải 1 :

thời kỳ các chúa Nguyễn bắt đầu từ năm 1558, khi chúa Nguyễn Hoàng rời quê hương xứ Thanh vào nhậm chức Trấn thủ xứ Thuận Hoá rồi năm 1570 kiêm Trấn thủ Quảng Nam. Vương triều Nguyễn khởi đầu từ khi chúa Nguyễn Ánh sáng lập vương triều năm 1802. Giữa thời kỳ chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn có thời kỳ Tây Sơn tính từ khi cuộc khởi nghĩa bùng nổ năm 1771 cho đến 1802. Sự cảm tính trong việc nâng cao giá trị của triều Tây Sơn đã dẫn đến việc phủ nhận nhà Nguyễn- kẻ thù của Tây Sơn.

Thứ nhất là nguyên nhân và trách nhiệm của triều Nguyễn trong thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Trong đấu tranh chống Tây Sơn, thời gian bị thất bại nặng nề ở trong nước, Nguyễn Ánh cầu viện vua Xiêm, đưa 5 vạn quân Xiêm vào Gia Định năm 1784 rồi ký Hiệp ước Versailles năm 1787 với Pháp. Hành động của Nguyễn Ánh cần được đánh giá một cách công minh. Vì sao lại cầu viện Xiêm chứ không phải Trung Hoa? Đây là những vấn đề còn gây băn khoăn trong nhiều người.

Thứ hai là công lao thống nhất đất nước, mở mang bờ cõi lãnh thổ. Năm 1786, Nguyễn Huệ đánh bại quân Trịnh, làm chủ cả nước. Nhưng do mâu thuẫn mà 3 thủ lĩnh Tây Sơn đã lập ba chính quyền. GS Phan Huy Lê cho biết: “Năm 1960, 1963, có 2 quan điểm cực đoan đối lập nhau. Một bên phủ định công lao thống nhất đất nước của Tây Sơn, một bên phủ định công lao của Nguyễn Ánh. Gần đây đã có sự xích lại gần nhau của hai quan điểm này: Tây Sơn có công lao to lớn nhưng chỉ tạo cơ sở cho sự thống nhất quốc gia. Nguyễn Ánh là người hoàn thành nhiệm vụ đó”. GS Đỗ Bang cho rằng: “Trước đây, các bộ sách giáo khoa lịch sử của các cấp học đều phê phán Chúa Nguyễn, Chúa Trịnh do tham quyền cố vị mà gây hoạ chia cắt đất nước và nội chiến. Điều đó đúng nhưng chưa đủ. Cuộc chiến Trịnh- Nguyễn là một trong những động lực tự cường để các Chúa Nguyễn không ngừng mở mang bờ cõi về phía Nam. Trên lãnh thổ đó, là một di sản văn hoá gồm cả vật thể và phi vật thể đồ sộ. Những di sản đó một phần đang hiện hữu trên đất nước Việt Nam với những di tích, kiến trúc, thành luỹ, lăng mộ…. Tất cả đã hoà đồng vào di sản dân tộc góp phần tạo nên bản sắc và bản lĩnh dân tộc, sức sống và sự phát triển đất nước.

Thảo luận

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247