a)Cách mạng Hà Lan
*Nguyên Nhân
- Vào thế kỉ XVI nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Nê đéc lan phát triển nhất châu Âu nhưng bị phong kiến Tây Ban Nha thống trị ra sức kìm hãm.
- Mâu thuẫn giữa nhân dân Nê- đéc- lan với phong kiến Tây ban Nha càng trở nên gay gắt dẫn đến bùng nổ cách mạng.
*Diễn biến
+ Nhân dân Nê- đéc- lan đã nhiều lần nổi dậy chống sự đô hộ của vương triều Tây Ban Nha, tiêu biểu là cuộc đấu tranh tháng 8-1566. Cuộc đấu tranh bị đàn áp đẫm máu.
+ Đến năm 1581 các tỉnh miền bắc Nê- đéc- lan thành lập nước cộng hòa với tên gọi là các tỉnh liên hiệp ( Về sau gọi là Hà Lan).
+ Năm 1648 Tây Ban Nha phải chính thức công nhận nền độc lập của Hà Lan.
*Ý nghĩa
+ Đây là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên thế giới mở ra một thời kì mới của Lịch sử thế giới thời cận đại.
+ Lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản Phát triển.
b)Cách mạng tư sản Anh
* Nguyên nhân
- Xuất hiện tầng lớp quý tộc mới
- Mâu thuẫn hai phe :
+ Quý tộc phong kiến phản động
+Quý tộc mới,tư sản, nhân dân
* Diễn biến
- Giai đoạn 1 (1642 - 1648)
+ Tháng 8/1642 cuộc nội chiến bùng nổ
+ Cuối năm 1648 cuộc nội chiến kết thúc
- Giai đoạn 2 (1649 - 1688)
+ 30/1/1649, Sác-lơ I bị xử tử
⇒Anh trở thành nước cộng hòa
+ Quần chúng tiếp tục đứng lên đấu tranh để thực hiện yêu sách
* Kết quả và ý nghĩa
- Cách mạng tư sản Anh thắng lợi trở thành cuộc cách mạng tư sản thứ hai trên thế giới
- Cách mạng tư sản này đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
c)Nguyên nhân:
· Sâu xa: do mâu thuẫn xã hội sâu sắc
· Trực tiếp: Vua Lu-i triệu tập đẳng cấp thứ 3 để vay tiền và ban hành thuế
Diễn Biến
· 14-7-1789: Cách mạng bùng nổ
· 8 - 1789 : quốc hội lập hiến thông qua tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền
· 9 - 1791: Hiến pháp được thông qua
· 4- 1792: Chiến tranh Pháp - Áo - Phổ bùng nổ ⇒ Cách mạng Pháp chuyển sang 1 giai đoạn mới
Kết quả
· Cuộc cách mạng dành được thắng lợi to lớn
Ys nghĩa:
· Đã đập ta các chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
· Cách mạng Pháp thắng lợi ảnh hưởng đến nhân dân các nước trên TG ở cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX
Cách mạng Hà Lan thế kỷ XVI
Cách mạng Hà Lan thế kỷ XVI là một trong những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên. Đầu thế kỉ XVI, Nê-đéc-lan là nơi có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhất ở châu Âu nhưng lại chịu sự thống trị khốn khổ của vương quốc Tây Ban Nha. Các cuộc đấu tranh của nhân dân Nê-đéc-lan ngày càng nhiều. Tiêu biểu nhất là cuộc đấu tranh tháng 8/1566 là cuộc đấu tranh bị đàn áp đẫm máu. Các tỉnh Bắc Nê đéc len thành lập nước Cộng hòa – Các tỉnh Liên hiệp 1581 (Sau này gọi là Hà Lan). Hà Lan độc lập vào năm 1648.
Cách mạng tư sản Anh giữa thế kỷ XVII
Anh được coi là quốc gia có quan hệ tư bản chủ nghĩa lớn mạnh nhất châu Âu với các đặc điểm: Nhiều công trường thủ công ra đời. Nhiều trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính hình thành, tiêu biểu là Luân Đôn – thủ đô nước Anh. Những phát minh mới về kĩ thuật, các hình thức lao động hợp lý làm cho năng xuất lao động tăng. Chủ nghĩa tư bản len lỏi vào nông nghiệp bằng hình thức sử dụng các thiết bị máy móc, nguồn nhân công phục vụ cho công nghiệp.
Số đông địa chủ là quý tộc vừa và nhỏ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản và trở thành tầng lớp quý tộc mới. Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ và mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với độ quân chủ chuyên chế gay gắt dẫn tới cuộc cách mạng.
Tiến trình của cách mạng ở Anh gồm hai giai đoạn. Trong đó giai đoạn 1 là cuộc nội chiến từ 1642-1648. Thời điểm bùng nổ cuộc nội chiến giữa Quốc hội với Quân đội nhà vua, trong đó thắng lợi nghiêng về phía nhà vua. Tiếp theo là Crom-oen lên làm chỉ huy và lúc này quân đội quốc hội đã liên tiếp đánh bại quân của nhà vua. Giai đoạn 2 diễn ra từ năm 1649-1688. Ngày 30-1-1649 Sác lơ I bị xử tử, Anh là nước Cộng hòa, CM đạt đến đỉnh cao. Năm 1640 vua triệu tập quốc hội, quốc hội tố cáo của, nhân dân ủng hộ quốc hội. Tháng 8-1642 nội chiến bùng nổ. Năm 1648 quân đội nhà vua thất bại, nội chiến kết thúc. Tháng 12-1688 phế truất vua Giêm II, Anh là nước quân chủ lập Hiến.
Cách mạng tư sản pháp
* Hoàn cảnh
- Ngày 5/5/1789, vua Lu-I XVI triệu tập hội nghị ba đẳng cấp để đề xuất việc ban hành thêm thuế mới bị đẳng cấp thứ ba phản đối.
- Vua và quý tộc vô cùng bất bình, ráo riết chuẩn bị tấn công đẳng cấp thứ ba.
* Diễn biến
- Ngày 14/7/1789, quần chúng nhân dân tấn công và chiếm ngục Ba-xti, cách mạng bùng nổ.
Phá ngục Ba-xti ngày 14.7.1789.
- Quần chúng nhân dân nổi dậy khắp nơi, chính quyền của tư sản tài chính được thiết lập (Quốc hội lập hiến).
- Ngày 8/1789 Quốc hội lập hiến thông qua bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền với khẩu hiệu “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”. Đây là văn kiện lịch sử quan trọng, là lời kêu gọi của nhân dân áp bức đứng lên đấu tranh.
- Tiếp đó, Quốc hội ban hành hiến pháp (9/1791), xác lập chế độ quân chủ lập hiến.
- Vua Pháp tìm cách chống phá cách mạng và khôi phục lại chế độ phong kiến (xúi giục phản động trong nước, liên kết với phong kiến bên ngoài).
- Tháng 4/1792, chiến tranh giữa Pháp với liên minh phong kiến Áo - Phổ bùng nổ.
- Ngày 11/7/1792, Quốc hội tuyên bố tổ quốc lâm nguy, quần chúng đã đồng loạt tự vũ trang bảo vệ đất nước.
Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp
2. Tư sản công thương cầm quyền. Nền cộng hòa được thành lập.
- Ngày 10/08/1972, Nhân dân Pari đứng lên khởi nghĩa, bắt giam nhà vua và hoàng hậu. Sau đó chính quyền chuyển sang tay tư sản công thương (phải Gi-rông-đanh).
- Ngày 21/09/1972, nền Cộng hòa thứ nhất được thiết lập, ngày 21/01/1793, vua Lu-I XVI bị xử tử.
- Đầu năm 1793, nước Pháp lâm vào khó khăn cả trong và ngoài nước, trong khi đó phái Gi-rông-đanh không muốn đưa cách mạng tiến xa hơn.
- Ngày 31/05/1793, quần chúng đã lật đổ phái Gi-rông-đanh và chính quyền thuộc về phái Gia-cô-banh (đại diện của tầng lớp tư sản vừa và nhỏ).
3. Nền chuyên chính Gia-cô-banh – đỉnh cao của cách mạng.
- Chính quyền Gia cô banh là khối liên minh giữa tư sản nhỏ và nhân dân lao đông do Rôbexpie đứng đầu.
- Chuyên chính Gia-cô-banh là chính quyền của khối liên minh giữa tư sản nhỏ với quần chúng nhân dân đã thực hiện triệt để đường lối chính trị của mình (đem lại quyền lợi cơ bản cho nhân dân) đồng thời thực hiện thành công nhiệm vụ trấn áp, đè bẹp kẻ thù (bọn phản cách mạng và giặc ngoại xâm).
- Các chính sách của chính quyền Gia-cô-banh:
* Về kinh tế:
+ Ngày 3.6.1793 ra đạo luật chia ruộng đất thành những khoảnh nhỏ bán cho nông dân, hạn trả 10 năm.
+ Ngày 17.6.1793 ra đạo luật xóa bỏ mọi nghĩa vụ phong kiến cho nông dân.
+ Tháng 6.11793 chính quyền thông qua hiến pháp mới
* Ý nghĩa: Nhân dân ủng hộ nền cộng hòa, họ đưa ra ý kiến giúp chính quyền ban hành lệnh tổng động viên vào 8/1973 huy động sức mạnh toàn dân…giúp cách mạng thoát khỏi cảnh giặc ngoại xâm.
Ý nghĩa
- Đối với nước Pháp:
+ Lật đổ chế độ chuyên chế.
+ Giải quyết ruộng đất cho nông dân.
+ Mở đường cho kinh tế tư bản phát triển.
- Đối với thế giới: mở ra thời đại thắng lợi của chủ nghĩa tư bản…
- Đối với Việt Nam: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn bản Tuyên ngôn của Pháp trong tuyên ngôn độc lập của nước ta… Ngoài ra, ảnh hưởng của cuộc cách mạng tư sản Pháp có tác động to lớn đến khung hướng cứu nước của Việt Nam trong nhứng năm cuối thế kỷ XĨ đầu thế kỷ XX – trực tiếp chịu ảnh hưởng đó là các sỹ phu phong kiến cấp tiến như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,…
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247