Câu 2. Tại sao nói, cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII / nội chiến ở Anh / cách
mạng Hà Lan / Cuộc đấu tranh giành độc lập của Bắc Mĩ là một cuộc cách mạng tư
sản?
=> bởi vì cả 3 cuộc cách mạng đều do giai cấp tư sản lãnh đạo để chống lại chế độ phong kiến
Câu 5. Tình hình kinh tế các nước Anh -Pháp - Mĩ - Đức. Điểm chung trong quá
trình phát triển kinh tế của các nước.
=> Anh
- Trước năm 1870, Anh đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, nhưng từ sau 1870, Anh mất dần vị trí này và tụt xuống hàng thứ ba thế giới (sau Mĩ và Đức).
- Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính đã ra đời, chi phối toàn bộ nền kinh tế.
Pháp
- Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới (sau Anh), nhưng từ năm 1870 trở đi, Pháp phải nhường vị trí này cho Đức và tụt xuống hàng thứ tư thế giới.
- Pháp vẫn phát triển mạnh, nhất là các ngành khai mỏ, đường sắt, luyện kim, chế tạo ô tô, …. Nhiều công ti độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Pháp cho các nước tư bản chậm tiến vay với lãi xuất rất cao.
Mĩ
- Trước năm 1870, tư bản Mĩ đứng thứ tư thế giới (sau Anh, Pháp và Đức).
- Từ năm 1870 trở đi, công nghiệp Mĩ đã phát triển mạnh, vươn lên vị trí số 1 thế giới. Sản phẩm công nghiệp Mĩ luôn gấp đôi Anh và gấp 1/2 các nước Tây Âu gộp lại.
- Công nghiệp phát triển mạnh đã dẫn đến sự tập trung tư bản cao độ.
Đức
- Trước năm 1870, công nghiệp Đức đứng hàng thứ ba thế giới (sau Anh, Pháp), nhưng từ khi hoàn thành thống nhất (1871), công nghiệp Đức phát triển rất nhanh, vượt qua Anh và Pháp, vươn lên thứ hai thế giới (sau Mĩ).
- Sự phát triển mạnh của công nghiệp Đức đã dẫn đến việc tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ra đời, nhất là về luyện kim, than đá, sắt thép,... chi phối nền kinh tế Đức.
Đặc điểm chung
+ Có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ.
+ Sự hình thành các tổ chức độc quyền, chi phối toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội.
+ Các nước đều tăng cường xâm lược thuộc địa, mở rộng thị trường tiêu thụ,…
Câu 6. Tình hình chính trị các nước Anh - Pháp- Mĩ - Đức. Điểm chung trong
chính sách đối ngoại. Đặc điểm riêng của CNĐQ ở từng quốc gia.
Câu 7. Thành tựu khoa học, kĩ thuật, văn hóa thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XX
=>
Các ngành khoa học cơ bản như Hóa học, Sinh học, các khoa học về Trái Đất,... đều đạt được những tiến bộ phi thường.
- Vật lí học với sự ra đời của thuyết nguyên tử hiện đại, đặc biệt là thuyết tương đối có ảnh hưởng lớn của nhà bác học Đức An-be Anh-xtanh.
- Nhiều phát minh khoa học cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã được sử dụng như điện tín, điện thoại, rađa, hàng không, điện ảnh,...
Câu 8. Nhận xét, đánh giá, liên hệ vai trò của khoa học kĩ thuật trong đời sống
hiện nay
Câu 2. Tại sao nói, cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII / nội chiến ở Anh / cách mạng Hà Lan / Cuộc đấu tranh giành độc lập của Bắc Mĩ là một cuộc cách mạng tư sản? Câu 5. Tình hình kinh tế các nước Anh -Pháp - Mĩ - Đức. Điểm chung trong quá trình phát triển kinh tế của các nước. Câu 6. Tình hình chính trị các nước Anh - Pháp- Mĩ - Đức. Điểm chung trong chính sách đối ngoại. Đặc điểm riêng của CNĐQ ở từng quốc gia. Câu 7. Thành tựu khoa học, kĩ thuật, văn hóa thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XX Câu 8. Nhận xét, đánh giá, liên hệ vai trò của khoa học kĩ thuật trong đời sống hiện nay
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247