Trang chủ GDCD Lớp 9 Đến hạn 19 thg 9 Tuần 8-Tiết 8 CÂU HỎI...

Đến hạn 19 thg 9 Tuần 8-Tiết 8 CÂU HỎI ÔN TẬP ĐẺ KIỂM TRA GIỮA KỲ I VÀO TUẦN 9 Câu 1: Chí công vô tư là gì ? Câu 2: Biểu hiện của chỉ công vô tư là gi? Câu

Câu hỏi :

Giúp với ạ hưaa vote 5*

image

Lời giải 1 :

Câu 1: Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự bằng không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên lợi ích cá nhân.

Câu 2:

Biểu hiện của chí công vô tư có thể là những hành vi sau đây:

  • Không thiên vị,che dấu những hành vi sai trái của bạn bè
  • Kiên quyết xử phạt những hành vi sai trái vi phạm nội quy, báo cho thầy cô giáo
  • Không im lặng, thờ ơ trước những hành vi sai trái, chưa đúng
  • Ủng hộ, nghe theo, thực hiện những ý kiến mà mình cho là giúp ích cho lớp, trường

Câu 3 :

- Làm cho quan hệ xã hội thêm tốt đẹp, xã hội công bằng, dân chủ văn mình.

Câu 4: 

* Đối với cá nhân: 

- Được mọi người kính trọng, tin cậy

* Đối với xã hội :

- Đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng

- Đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Câu 5: 

Những câu ca dao tục ngữ về chí công vô tư

  • Tha kẻ gian, oan người ngay.
  • Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu.
  • Chớ dong kẻ gian, chớ oan người ngay.
  • Cầm cân nảy mực.
  • Bênh lí, không bênh thân.
  • Ăn cho đều, kêu cho sòng. ...

Câu 6: 

- Là người làm chủ được bản thân

-Người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh

Câu 7:  ( SGK trang 14 )

Câu 8: 

Biểu của lòng yêu hòa bình :
-Giữ gìn cuộc sống bình yên. 
-Dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mâu thuẫn.
-Không để xảy ra chiến tranh, xung đột vũ trang.

Câu 9:

- Biết lắng nghe người khác ;

- Biết thừa nhận những điểm mạnh của người khác ;

- Học hỏi những điều hay của người khác ;

- Tôn trọng nền văn hoá của các dân tộc, quốc gia khác ;

- Giao lưu với thanh, thiếu niên quốc tế;

- Viết thư, gửi quà ủng hộ trẻ em và nhân dân các vùng có chiến tranh.

Câu 10: 

Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.

Câu 11: 

- Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì lợi ích chung

- Vì nước ta chưa phải là 1 nước giàu mạnh. Cần có sự hợp tác nhất là với các nước láng giềng cùng nhau giải quyết vấn đề. Hơn thế nữa, nước ta và các nước là giềng đều có những vấn đề về biển đão chung cần giải quyết VD như vụ việc TQ xâm phạm lãnh hãi nhìu nước
Thứ nhất theo xu thế toàn cầu hóa hiện nay, mỗi quốc gia đều cần phải có sự hợp tác trao đổi lẫn nhau. không có quốc gia nào là k có sự hợp tác với các nước khác cả
Thứ 2, chúng ta là thành viên của liên hợp quốc, là thành viên của các tổ chức trên thế giới nên cần phải có sự hợp tác, tranh thu sự ủng hộ của các thành viên trong các tổ chức đó.
Thứ 3, nước ta mặc dù trong những năm qua đã cải thiện được những vị thế nhất định trên trường quốc tế. thuy nhiên vẫn đang là 1 nước đang phát triển, vẫn là 1 nước nhỏ, không thể tự mình giải quyết được nên cần phải tranh thủ sự hợp tác với các nước trên thế giới.
Thứ 4, dư luận quốc tế là 1 trong những điều kiện để buộc các nước lớn phải suy nghĩ về những hành động của mình, vì vậy tranh thủ được sự hợp tác quốc tế cũng là 1 điều kiện cần phải có.
thứ 5, do chúng ta có chung đường biên giới với nhiều nươc, chung biển với nhiều quốc gia, vì vậy tranh thủ sự hợp tác là vấn đề cần thiết trong giải quyết các tranh chấp

Thảo luận

Bạn có biết?

Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, một số chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam.

Nguồn : kiến thức

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247