1. Anh
* Kinh tế:
- Năm 1870, Anh dẫn đầu nền kinh tế thế giới.
- Cuối thế kỉ XIX, Kinh tế Anh tụt xuống hạng 3 sau Mỹ và Đức do:
+ Công nghiệp Anh phát triển sớm, kỹ thuật lạc hậu.
+ Tư sản Anh đầu tư vào thuộc địa có lời (có hệ thống thuộc địa rông nhất thế giới, nguyên nhiên liệu, nhân công rẻ )
- Dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản thương mại và thuộc địa.
- Đầu thế kỷ XX công ty độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời.
* Chính trị:
- Hai đảng – Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ thay nhau cầm quyền.
- Chính sách ưu tiên hàng đầu là đẩy mạnh xâm lược. Đến năm 1914 thuộc địa của Anh rộng 33 triệu km2 với 400 triệu người.
Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là “ Chủ nghĩa đế quốc thực dân”.
Lược đồ hệ thống thuộc địa Anh
2. Đế quốc Pháp:
* Kinh tế
- Công nghiệp của Pháp phát triển chậm từ đang từ hạng nhì sau Anh, xuống hạng tư sau Mỹ, Đức, Anh do:
+ Pháp phải bồi thường chiến phí cho Đức, và cắt 1 phần lãnh thổ giàu tài nguyên cho Đức.
+ Pháp nghèo tài nguyên.
+ Tư sản xuất khẩu tư bản,phần lớn cho Thổ, Nga,Cận Đông, Trung Âu, Mỹ la tinh vay lấy lãi,…. đế quốc Pháp là “Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”
- Các Công ty độc quyền ra đời trong điều kiện công nghiệp xuống hạng tư, đã chi phối rất nhiều nền kinh tế Pháp,
- Nông nghiệp vẫn lạc hậu do không được trang bị kỹ thuật mới.
- Giai cấp tư sản xuất khẩu tư bản ra nước ngoài dưới hình thức cho vay lấy lãi.
Lê-nin nhận xét chủ nghĩa đế quốc Pháp là “ Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.
* Chính trị
- Đàn áp nhân dân.
- Tích cực chạy đua vũ trang và xâm lược thuộc địa.
Lược đồ hệ thống thuộc địa Pháp
3. Đế quốc Đức :
* Kinh tế
- Sau khi thống nhất, kinh tế phát triển nhanh, vươn lên đứng thứ hai thế giới.
- Cuối thế kỉ XIX hình thành các công ty độc quyền về luyện kim, than đá, hóa chất.
* Chính trị:
- Thể chế liên bang, nhà nước chuyên chế dưới sự thống trị của quý tộc địa chủ và tư sản độc quyền.
- Thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phản động ; tích cực chạy đua vũ trang và xâm chiếm thuộc địa.
- Giai cấp thống trị hiếu chiến âm mưu dùng vũ lực để chia lại thế giới nên chủ nghĩa đế quốc là “Chủ nghĩa quân phiệt, hiếu chiến”.
Chủ nghĩa đế quốc Đức là “ Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”.
Lược đồ hệ thống thuộc địa Đức
4. Đế quốc Mỹ :
* Kinh tế:
- Công nghiệp Mỹ từ vị trí thứ tư vươn lên đứng nhất thế giới do:
+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
+ Thị trường trong nước mở rộng, thu hút nhân lực từ Châu Âu.
+ Ứng dụng khoa học kỹ thuật và hợp lý hóa sản xuất.
+ Lợi dụng vốn đầu tư từ Châu Âu.
+ Đất nước hòa bình lâu dài.
- Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, xuất hiện các công ty độc quyền khổng lồ. Đứng đầu những công ty đó là những ông “vua”.
- Nông nghiệp đạt được những thành tựu lớn, Mỹ trở thành nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho châu Âu.
* Chính trị:
- Đề cao vai trò Tổng thống, hai đảng – Đảng Cộng hòa và Đảng dân chủ thay nhau cầm quyền. Các chính sách đa số đều phục vụ cho giai cấp tu sản.
- Tăng cường bành trướng lãnh thổ và thuộc địa ở khu vực Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa, can thiệp vào khu vực Trung, Nam Mỹ bằng sức mạnh vũ lực và đồng đô la.
Sau khi bình định đất Nam Kỳ, chính quyền thực dân ở Mỹ Tho và Gò Công ráo riết đẩy mạnh việc vơ vét, bóc lột nhân dân ta để làm giàu cho chính quốc và bọn tư bản Pháp.
Nông nghiệp là ngành mà thực dân chú trọng nhiều nhất, bởi vì đầu tư ít vốn, nhưng thu được lợi nhuận cao thông qua việc xuất cảng thóc gạo. Ruộng đất bị thực dân Pháp chiếm đoạt một cách trắng trợn nhưng lại được "Hợp pháp hóa" bằng những sắc lệnh, nghị định. Ngoài ra, các địa chủ người Pháp lẫn người Việt tăng cường bóc lột phong kiến với mức địa tô rất nặng nề, thông thường chiếm đến 67% hoa lợi mà người nông dân tá điền thu được.
Ngoài ra, tầng lớp địa chủ còn tiến hành nhiều phương cách khác để bóc lột tá điền, như đặt ra lệ công lễ, vật lễ (tức là ngày công phải phục dịch vào các dịp lễ, Tết, giỗ chạp, những vật phẩm phải nộp như gạo nếp, vịt, sáp ong, rượu, trà,...), cho vay lãi nặng hoặc bán chịu cho tá điền những mặt hàng thiết yếu (vải vóc, nước mắm, muối, dầu lửa,...) để đến vụ mùa thu hoạch thì thu lại lúa với lãi suất cao,...
Công nghiệp ở địa phương hầu như không có sự đầu tư đáng kể nào của chính quyền thực dân và tư bản Pháp. Địa phương chí tỉnh Mỹ Tho năm 1902 cho biết : "Ở tỉnh Mỹ Tho, công nghiệp hoàn toàn không có gì, không có xưởng chế tạo máy và tất nhiên không có máy móc tinh xảo". Tại Tiền Giang, bọn chúng chỉ đầu tư vào ngành thu lợi lớn nhất là xay xát thóc gạo, tuy nhiên số lượng ít và công suất lại rất nhỏ. Địa phương chí tỉnh Gò Công năm 1936 cho biết : "Công nghiệp phát triển duy nhất ở trong tỉnh là các nhà máy xay lúa, với 22 nhà máy chạy bằng dầu, bao gồm 3 cái ở tỉnh lỵ và 19 cái ở các làng".
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247