Câu 1:
*Nguyên nhân
-Mâu thuẫn vốn có giữa các nước đế quốc cầm đầu ở châu Âu về sự phát triển không đồng đều
-Sự phân chia không tương xứng về thuộc địa giữa các nước đế quốc. Anh và Pháp chiếm hầu hết các thuộc địa. Trong khi Đức, Mĩ lại ít thuộc địa.
- Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau: khối Liên minh và khối Hiệp ước.
- Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo-Hung bị một phần tử khủng bố người Serbia ám sát. Quân phiệt Đức, Áo-Hung chớp lấy cơ hội này để gây chiến tranh.
*Hệ quả:
- Thiệt hại về người: 13,6 triệu người chết và khoảng 20 triệu người bị tàn phế.
- Thiệt hại về vật chất: Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Thiệt hại vật chất lên tới 338 tỷ USD. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh vào khoảng 85 tỉ USD.
-Bản đồ thế giới bị phân chia lại, các nước thắng trận thu lợi lớn
-Nhiều nước châu Âu đã trở thành con nợ của nước Mỹ
-Cuộc chiến sự này thực sự không giải quyết được mâu thuẫn giữa các nước đế quốc mà còn khiến mâu thuẫn đó dâng ngày một cao hơn.
-Cách mạng vô sản dẫn đến cao trào, nhân dân lao động ở nhiều thuộc địa thức tỉnh và nhận thức được việc đấu tranh.
-Các nước châu Âu bị tụt hậu, mất đi vai trò đang đảm đương trong 300 năm qua, chuyển dần sang cho Bắc Mỹ
-Ba nước Anh Pháp Mỹ mở rộng thêm nhiều thuộc địa, Đức mất hết các thuộc địa
-Cách mạng Nga đã phát triển mạnh mẽ và dẫn đến thành công.
Câu 2:
*Hoàn cảnh:
- Do các nước Tư Bản Phương Tay ngày càng can thiệp vào Nhật Bản.
- Tháng 6-1868,vua Thiên Hoàng Minh Trị đã thực hiện cải cách đó là cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị,nhằm giúp Nhật Bản thoát khỏi tình hình phong kiến lạc hậu.
* Kết quả:
- Đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, ổn định tình hình kinh tế - xã hội trong nước.
- Giúp đất nước thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp.
Xin hay nhất
@Lin
Câu 1 :
- Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh thế giớ thứ nhất(1914-1918) :
Vào ngày 28 tháng 6 năm 1914 , đại công tước Franz Ferdinand của Áo - Hung bị một phần tử dân tộc chủ nghĩa người Serbia tên là Gavrilo Princip ám sát tại Sarajevo . Đây được coi là khởi nguồn của cuộc thế chiến này, nhưng thực ra đó chỉ là "giọt nước tràn ly". Vụ ám sát thái tử Áo-Hung chỉ là cái cớ để phe liên minh tuyên chiến với phe hiệp ước sau một thời gian dài chạy đua vũ trang nhằm chuẩn bị chiến tranh. Phe hiệp ước và phe liên minh từ trước đó khá lâu đã có các mâu thuẫn đối kháng với nhau, và muốn triệt hạ nhau bằng quân sự để phân chia lại thuộc địa .
Giữa thế kỷ XVI , các nước châu Âu bắt đầu hình thành Chủ nghĩa tư bản. Để tìm kiếm tài nguyên và thị trường , các nước tư bản chủ nghĩa bắt đầu bành trướng lãnh thổ, đem quân xâm chiếm châu Phi và châu Á . Đến cuối thế kỷ XIX, về cơ bản thì tất cả châu Á, châu Phi đã bị biến thành thuộc địa. Anh-Pháp là 2 nước đế quốc già nên có thuộc địa rộng lớn .
Từ khi đất nước được thống nhất (18-1-1871) , Đức phát triển rất nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa . Sau vài thập niên , Đức vượt Pháp và Anh để trở thành cường quốc công nghiệp đứng đầu châu Âu và đứng thứ 2 trên thế giới (sau Mỹ). Đức tiến sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa khi phần lớn đất đai trên thế giới đã trở thành thuộc địa của Anh và Pháp . Năm 1913, tổng diện tích các thuộc địa của Đức chỉ là 2,9 triệu km2, trong khi nước Anh có tới 34 triệu km2, Pháp có gần 13 triệu km2. Do quy mô thuộc địa không tương xứng với tiềm lực công nghiệp , giới cầm quyền ở Đức hung hãn dùng vũ lực để đòi lại thi trường .
Vào năm 1882 , Đức đã cùng Áo - Hung, Italia thành lập "phe Liên Minh" để chuẩn bị chiến tranh chia lại thuộc địa . Đầu thế kỷ XX , Anh đã ký với Nga và Pháp những Hiệp ước tay đôi hình thành phe Hiệp ước . Từ đó, ở châu Âu đã hình thành 2 khối quân sự đối đầu nhau. 2 bên ra sức chạy đua vũ trang, chuẩn bị cho chiến tranh.
⇒ Một cuộc chiến tranh đế quốc nhằm phân chia thuộc địa trên thế giới không thể tránh khỏi.
- Hệ quả mà cuộc chiến tranh để lại :
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đã gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhân loại: Khoảng 1,5 tỷ người bị cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương, nền kinh tế Châu Âu bị kiệt quệ.
Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị hủy. Chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỷ đô la. Các nước châu Âu đều trở thành con nợ của Mỹ. Riêng nước Mỹ được hưởng lợi từ chiến tranh nhờ bán vũ khí, đất nước không bị bom đạn tàn phá, thu nhập quốc dân tăng gấp đôi, vốn đầu tư nước ngoài tăng 4 lần. Nhật Bản chiếm lại một số đảo của Đức, nâng cao vị thế ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.
Trong quá trình chiến tranh, thắng lợi của cách mạng tháng 10 Nga và thành lập Nhà nước Xô viết đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.
Ngoài mất mát về người, các thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy… ở châu Âu đều bị phá hủy, thiệt hại vật chất lên tới 338 tỷ USD. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh vào khoảng 85 tỷ USD.
Câu 2 :
Vào thời kỳ giữa thế kỷ XIX, tình trạng khủng hoảng diễn ra nghiêm trọng về mọi mặt từ kinh tế, xã hội đến chính trị. Chế độ phong kiến của Nhật Bản đã chính thức bế tắc và lạc hậu .
Từ năm 1790 đến năm 1840 thì theo số liệu thống kế, Nhật đã có 22 lần mất mùa – Đó là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy Phong kiến Nhật rơi vào sự khủng hoảng trầm trọng.
Hơn nữa, đầu thế kỷ thế kỉ XIX thì công thương nghiệp phát triển mạnh mẽ đã làm nảy sinh các giai cấp mới. Giai cấp thương nhân xuất hiện, đặc biệt các thương nhân ở Osaca hay các Daimyo tây nam buôn bán thường xuyên với nước ngoài.
Không những thế, sự đối lập của nền kinh tế lạc hậu kiểu cũ ShoGun với các Daimyo địa chủ miền Bắc. Bên cạnh đó, nông dân lại chiếm đến 80% là những người có thân phận thấp kém, luôn bị tầng lớp địa chủ chèn ép khiến đời sống khốn khó. Vì thế, đây cũng là lực lượng chống lại ShoGun đông đảo và hùng hậu nhất.
Các nước tư bản phương Tây ngày càng tăng cường căn thiệp vào Nhật Bản , đòi "mở cửa " . Trước tình cảnh ấy , Nhật Bản có 2 con đường lựa chọn : canh tân đất nước hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến .
- Kết quả :
Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX , Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa cho các nước phương Tây , phát triển thành 1 nước tư bản công nghiêp .
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247