Câu 1. Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới, vì: Công xã Pa-ri đã đập tan bộ máy nhà nước tư sản cũ, lập nền chuyên chính của giai cấp vô sản. Cơ quan cao nhất là Hội đồng Công xã, gồm nhiều ủy ban, đứng đầu mỗi ủy ban là một ủy viên công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.
Câu 2. Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất; là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa và kỹ thuật, xuất phát từ nước Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế giới.
Hệ quả: Thay đổi bộ mặt các nước tư bản: nhiều trung tâm công nghiệp, thành thị đông dân xuất hiện. Sự tăng cường bóc lột công nhân của giai cấp tư dản làm cho mâu thuẫn trong xã hội tư bản và các cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản không ngừng tăng lên.
Câu 3.
Cách mạng Hà Lan:
* Diễn biến:
- Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân Nê-đéc-lan chống lại chính quyền phong kiến Tây Ban Nha đã diễn ra, đỉnh cao là năm 1566.
- Năm 1581, các tỉnh miền Bắc Nê-đéc-lan đã thành lập "Các tỉnh liên hiệp” (sau là Cộng hòa Hà Lan).
- Năm 1648, chính quyền Tây Ban Nha công nhận nền độc lập của Hà Lan.
* Kết quả:
- Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới.
- Lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Câu 4.
- Cuộc Cách mạng tư sản Anh đã thành công, chủ yếu vì được quần chúng ủng hộ và tham gia đấu tranh.
- Cách mạng mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ hơn, đem lại thắng lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới. Nhưng quyền lợi của nhân dân lao động lại không được đáp ứng.
Câu 5.
a. Tình hình kinh tế
- Về nông nghiệp: công cụ và phương thức canh tác vẫn thô sơ, lạc hậu, năng suất thấp. Ruộng đất bị bỏ hoang nhiều. Nạn mất mùa, đói kém thường xảy ra.
- Công, thương nghiệp: phát triển.
+ Máy móc được sử dụng trong sản xuất.
+ Nhiều trung tâm dệt, luyện kim ra đời.
+ Các hải cảng lớn như Mác-xây, Boóc-đô... tấp nập tàu buôn ra vào, chở hàng xuất khẩu (rượu vang, vải vóc, quần áo. đồ thủy tinh...) đến nhiều nước và nhập máy móc, đường, cà phê từ Anh, châu Mĩ.
- Nhưng chế độ phong kiến chuyên chế đã cản trở sự phát triển của công, thương nghiệp: thuế má nặng, không có đơn vị tiền tệ và đo lường thống nhất, sức mua của dân nghèo rất hạn chế.
b. Tình hình chính trị - xã hội
- Trước cách mạng, Pháp là một nước quân chủ chuyên chế. Nhà vua nắm mọi quyền hành.
- Xã hội phong kiến Pháp phân thành ba đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.
+ Đẳng cấp Quý tộc nắm giữ những chức vụ cao trong bộ máy hành chính, quân đội. Tăng lữ và Quý tộc là những đẳng cấp được hưởng mọi đặc quyền kinh tế, nhưng không phải đóng thuế cho nhà vua.
+ Đẳng cấp thứ ba gồm nhiều giai cấp và tầng lớp: tư sản, nông dân, bình dân thành thị. Họ không có quyền lợi chính trị. Tư sản đứng đầu Đẳng cấp thứ ba, có thế lực kinh tế, song không có quyền lực chính trị.
c. Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng
- Chế độ quân chủ chuyên chế đã kìm hãm sự phát triển của cả kinh tế và xã hội. Chính vì vậy đã bị tố cáo, phê phán trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng ( triết học ánh sáng). Tiêu biểu là: Sác-lơ Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Ru-xô.
- Những tư tưởng tiên tiến thức tỉnh mọi người và có tác dụng chuẩn bị tích cực cho cách mạng.
Câu 6. – Hoàn thành các nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản: Lật đổ chính quyền quân chủ chuyên chế, thủ tiêu mọi tàn dư phong kiến. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. Những cản trở đối với công thương nghiệp bị xoá bỏ. Thị trường dân tộc thống nhất được hình thành.
Câu 7.
a) Bối cảnh lịch sử:
Anh là nước đầu tiên tiến hành cách mạng công nghiệp, do:
- Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp.
- Cách mạng nổ ra sớm, chính quyền thuộc về giai cấp tư sản.
- Có hệ thống thuộc địa lớn.
b) Thành tựu:
* Những phát minh về máy móc
(Hình ảnh)
* Luyện kim:
- Năm 1735, phát minh ra phương pháp nấu than cốc luyện gang thép.
- Năm 1784, lò luyện gang đầu tiên được xây dựng.
* Giao thông vận tải
- Tàu thuyền, tàu hỏa dùng máy móc hơi nước đua nhau ra đời, công nghiệp toàn thế giới nhanh chóng bước vào "thời đại máy hơi nước".
- Năm 1814, Xti-phen-xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa.
- Năm 1825, nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên.
=> Giữa thế kỷ XIX Anh trở thành công xưởng thế giới. Luân Đôn trở thành một trung tâm thương mại với 80 vạn dân.
1) - Công xã Pa-ri đã đập tan bộ máy nhà nước tư sản cũ, lập nền chuyên chính của giai cấp vô sản. Cơ quan cao nhất là Hội đồng Công xã, gồm nhiều ủy ban, đứng đầu mỗi ủy ban là một ủy viên công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.
- Quân đội và bộ máy cảnh sát cũ bị giải tán, thay thế là lực lượng vũ trang nhân dân.
- Công xã tách nhà thờ khỏi các hoạt động của trường học và nhà nước, nhà trường không dạy Kinh Thánh.
- Công xã còn thi hành nhiều chính sách tiến bộ khác: công nhân được làm chủ những xí nghiệp mà chủ bỏ trốn; đối với những xí nghiệp còn chủ ở lại, Công xã kiểm soát chế độ tiền lương, giảm bớt lao động đêm, cấp cúp phạt công nhân.
2)Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất; là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa và kỹ thuật, xuất phát từ nước Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế giới.[1] Trong thời kỳ này, nền kinh tế giản đơn, quy mô nhỏ, dựa trên lao động chân tay được thay thế bằng công nghiệp và chế tạo máy móc quy mô lớn.
Cách mạng công nghiệp đem lại hệ quả về kinh tế và xã hội:
* Về kinh tế:
- Bộ mặt các nước tư bản có nhiều thay đổi: nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân xuất hiện.
- Năng suất lao động được nâng cao và ngày càng xã hội hóa quá trình lao động của chủ nghĩa tư bản.
- Thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong các nghành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải.
* Về xã hội:
- Hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản được hình thành: tư sản và vô sản.
- Sự tăng cường bóc lột của giai cấp tư sản đã làm cho mâu thuẫn trong xã hội tư bản và cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản không ngừng tăng lên.
3)* Diễn biến:
- Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân Nê-đéc-lan chống lại chính quyền phong kiến Tây Ban Nha đã diễn ra, đỉnh cao là năm 1566.
- Năm 1581, các tỉnh miền Bắc Nê-đéc-lan đã thành lập "Các tỉnh liên hiệp” (sau là Cộng hòa Hà Lan).
- Năm 1648, chính quyền Tây Ban Nha công nhận nền độc lập của Hà Lan.
* Kết quả:
- Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới.
- Lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
4)- Cuộc Cách mạng tư sản Anh đã thành công, chủ yếu vì được quần chúng ủng hộ và tham gia đấu tranh.
- Cách mạng mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ hơn, đem lại thắng lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới. Nhưng quyền lợi của nhân dân lao động lại không được đáp ứng.
5)*Tình hình kinh tế
- Về nông nghiệp: công cụ và phương thức canh tác vẫn thô sơ, lạc hậu, năng suất thấp. Ruộng đất bị bỏ hoang nhiều. Nạn mất mùa, đói kém thường xảy ra.
- Công, thương nghiệp: phát triển.
+ Máy móc được sử dụng trong sản xuất.
+ Nhiều trung tâm dệt, luyện kim ra đời.
+ Các hải cảng lớn như Mác-xây, Boóc-đô... tấp nập tàu buôn ra vào, chở hàng xuất khẩu (rượu vang, vải vóc, quần áo. đồ thủy tinh...) đến nhiều nước và nhập máy móc, đường, cà phê từ Anh, châu Mĩ.
- Nhưng chế độ phong kiến chuyên chế đã cản trở sự phát triển của công, thương nghiệp: thuế má nặng, không có đơn vị tiền tệ và đo lường thống nhất, sức mua của dân nghèo rất hạn chế.
* Tình hình chính trị - xã hội
- Trước cách mạng, Pháp là một nước quân chủ chuyên chế. Nhà vua nắm mọi quyền hành.
- Xã hội phong kiến Pháp phân thành ba đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.
+ Đẳng cấp Quý tộc nắm giữ những chức vụ cao trong bộ máy hành chính, quân đội. Tăng lữ và Quý tộc là những đẳng cấp được hưởng mọi đặc quyền kinh tế, nhưng không phải đóng thuế cho nhà vua.
+ Đẳng cấp thứ ba gồm nhiều giai cấp và tầng lớp: tư sản, nông dân, bình dân thành thị. Họ không có quyền lợi chính trị. Tư sản đứng đầu Đẳng cấp thứ ba, có thế lực kinh tế, song không có quyền lực chính trị.
6)– Cách mạng tư sản Pháp đã lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế từng thống trị nước Pháp trong nhiều thế kỉ.
– Hoàn thành các nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản: Lật đổ chính quyền quân chủ chuyên chế, thủ tiêu mọi tàn dư phong kiến. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. Những cản trở đối với công thương nghiệp bị xoá bỏ. Thị trường dân tộc thống nhất được hình thành.
– Giai cấp tư sản lãnh đạo cách mạng, song quần chúng nhân dân đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển, đưa cách mạng đến thành công.
7)- Từ những năm 60 cuối TK XVIII, Anh là nước đầu tiên tiến hành cách mạng công nghiệp, với nhiều phát minh máy móc ngành dệt.
- Năm 1764 Giêm Ha-gri-vơ phát minh ra máy kéo sợi Gien-ni năng suất cao gấp 8 lần.
- Năm 1769, Ác-crai-tơ phát minh ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước.
- Năm 1785, Ét-mơn Oác rai chế tạo ra máy dệt cho năng suất cao gấp 40 lần.
- Năm 1784, Giêm Cát phát minh ra máy hơi nước, khắc phục những khó khăn và thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác ra đời như luyện kim, khai thác mỏ, giao thông vận tải,…
- Đến năm 1840 ở Anh đã diễn ra quá trình chuyển từ sx nhỏ thủ công sang sx lớn bằng máy móc.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247