Có 10 công thức :
1.Sữa yến mạch
Yến mạch có giá trị dinh dưỡng cao, giàu chất xơ không đường, không có tinh bột xấu tốt cho tim mạch, và phòng tránh bệnh tiểu đường và mỡ máu. Hàm lượng protein cao thích hợp cho sự phát triển của trẻ nhỏ.
Sữa yến mạch
Cách làm sữa yến mạch cho bé dưới 1 tuổi:
Sau khi sơ chế yến mạch xong, bạn hãy cho vào máy và xay nhuyễn với một lít nước ấm. Cách làm sữa hạt cho bé dưới một tuổi cần lưu ý là mẹ nên lọc bỏ bã cho bé dễ uống và dễ tiêu hoá hơn.
Ngoài ra, bạn có thể thêm một chút đường và một số loại trái cây khác như chuối, xoài…. để tăng hương vị gây cảm giác thèm uống cho bé.
Đối với các loại đậu cũng vậy, bạn hãy sơ chế chín, rồi dùng máy xay, máy ép để bé có một ly sữa thơm ngon dễ uống và giàu giá trị dinh dưỡng.
2.Sữa hạt óc chó
Sữa hạt óc chó mang nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho bé như bổ sung canxi giúp trẻ phát triển toàn diện hệ xương và răng.
Cách nấu sữa hạt cho bé:
Nguyên liệu: Hạt óc chó, nước lọc.
Bạn có thể làm sữa hạt óc cho bé hoặc kết hợp thêm một số loại hạt khác để tăng thêm hương vị và tạo cảm giác mới lạ.
Cách làm: 100 gram hạt óc chó đã bỏ vỏ và làm sạch và 1000ml nước.
Sử dụng: máy ép, máy làm sữa hạt.
Cho nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn vào máy xay và bật chế độ làm sữa. Vậy là bạn đã có ly sữa hạt óc chó thơm ngon và giàu dinh dưỡng.
3. Sữa hạt điều
Nguyên liệu:
Hạt điều chưa rang( 50g), Quinoa( 30g), Muối( một chút xíu), Nước( 1100ml).
Đường/ độ tạo ngọt tùy khẩu vị.
Cách làm sữa hạt điều cho bé tăng cân:
Bước 1: Ngâm quinoa 8-10h với chút muối và nước ấm, thay nước 2-3 lần.
Hạt điều ngâm với nước ấm và chút muối trong 30ph.
Bước 2: Cho tất cả nguyên liệu vào máy làm sữa hạt cùng nước, chút muối. Chọn chức năng nấu sữa hạt. Thêm đường vào sau cùng khi máy còn khoảng 1ph thực hiện xay nấu.
Bước 3: Đổ ra cốc và thưởng thức. Mùa hè cho vào ngăn mát tủ lạnh uống sẽ rất ngon. Lắc đều sữa trước khi dùng.
4. Sữa hạt hạnh nhân
Nguyên liệu:
Hạt hạnh nhân( 30g), hạt óc chó( 20g), Yến mạch( 20g), Muối+ Nước( 1100ml).
Đường/ đồ tạo ngọt tùy khẩu vị.
Cách làm sữa hạt hạnh nhân cho bé tăng cân:
Bước 1: Yến mạch cán dẹt ngâm 4h, với nước ấm ngâm 2h, chắt bỏ nước nhớt 3-4 lần.Hạnh nhân, óc chó ngâm 4h với nước ấm, có thể bóc vỏ nếu muốn, để cả vỏ dùng rất tốt.
Bước 2: Cho tất cả nguyên liệu vào máy làm sữa hạt cùng nước, chút muối. Chọn chức năng nấu sữa hạt. Thêm đường vào sau cùng khi máy còn khoảng 1ph thực hiện xay nấu.
Bước 3: Đổ ra cốc và thưởng thức. Mùa hè cho vào ngăn mát tủ lạnh uống sẽ rất ngon. Lắc đều sữa trước khi dùng.
5. Sữa hạt kê vàng, hạt sen
Công dụng: Đây sẽ là sữa hạt cho bé bổ dưỡng, rất tốt cho hệ tiêu hóa, biếng ăn.
Nguyên liệu
– 100g hạt kê
– 100g hạt sen tươi
– 500ml nước
– 100g đường trắng
Cách làm
Bước 1:
Hạt kê các mẹ tiến hành làm sạch, rồi ngâm nước ấm 6 tiếng.
Hạt sen tươi rửa sạch ngâm nước 1 tiếng.
Bước 2: Cho kê và hạt sen vào nồi, đun nhỏ lửa với nước, sôi khoảng 15 phút là được, hớt bọt vài lần.
Bước 3: Để nguyên liệu gần nguội đem xay nhuyễn, với loại sữa này mẹ có thể lọc dây rồi thưởng thức hoặc có thể uống ngay hay thêm đường hoặc cốt dừa hay vani cho trẻ dễ uống.
6. Sữa ngô
Nguyên liệu
– 2 trái ngô Mỹ to (nên chọn trái đều hạt, còn tươi, to dài đều)
– 220ml sữa tươi không đường
– 1/3 chén sữa đặc có đường
– 1 lít nước
Cách làm
Bước 1: Luộc ngô
Ngô Mỹ mẹ bóc vỏ, sau đó rửa sạch, phần lá non bên trong bắp ngô mẹ cũng rửa sạch rồi bó lại để luộc chung với ngô cho ngọt nước.
Bắc nồi lên bếp và luộc với lửa vừa đến khi chín, khi ngô chín mẹ lấy ngô ra, để nguội, dùng dao cắt phần thịt ngô ra khỏi cùi.
Bước 2: Xay ngô
Mẹ cho thịt ngô và nước luộc ngô vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, dùng rây lọc bỏ bã ngô đi (tương tự như những loại sữa hạt mình chia sẻ phía trên)
Bước 3: Nấu sữa
Mẹ bắc nồi lên bếp mở lửa vừa, thêm hỗn hợp nước ngô với 220ml sữa tươi không đường và 125ml sữa đặc có đường, khuấy nhẹ tay đến khi sữa sôi thì tắt bếp.
Sữa ngô vàng ươm thơm phức đẹp mắt, đậm vị ngô, beo béo vị sữa, thưởng thức khi nóng hoặc lạnh đều ngon, mà còn rất bổ dưỡng nữa đó, trổ tài vào bếp thực hiện thôi.
Sữa ngô
7. Sữa đậu đỏ
Nguyên liệu
– 200g đậu đỏ hạt nhỏ
– 1 lít nước
– 250ml sữa không đường
– 100g đường
Cách làm
Bước 1: Chọn đậu đỏ hạt nhỏ, tiến hành rửa sạch, sau đó ngâm đậu với nước 6 tiếng.
Bước 2: Đem đậu đi xay với 1 lít nước.
Bước 3: Lọc qua rây hoặc túi lọc, bỏ bã.
Bước 4: Đem nước đậu đẫ xay đi đun sôi, sau đó có thể cho đường và sữa vào để thưởng thức
8. Sữa đậu phộng, mè trắng
Công dụng: Phù hợp với người muốn tăng cân, trẻ em suy dinh dưỡng.
Nguyên liệu
– 100g đậu phộng
– 20g mè trắng
– 1 lít nước
Cách làm
Bước 1: Đậu phộng và mè trắng các mẹ ngâm qua đêm, có thể thay nước 1-2 lần cho sạch sẽ.
Bước 2: Đun hỗn hợp với lửa vừa phải đến khi sôi để lửa riu khoảng 15 – 20 phút.
Bước 3: Xay mịn hỗn hợp với 1 lít nước (không cần bóc lớp vỏ lụa của đậu phộng).
Bước 4: Lọc qua rây hoặc túi lọc, bỏ bã và bảo quản trong tủ lạnh và dùng hết trong 2 ngày.
9. Sữa đậu đỏ, hướng dương
Công dụng: Lưu thông khí huyết tốt, bổ máu và phòng ngừa béo phì.
Nguyên liệu
– 100g đậu đỏ
– 20g hạt hướng dương
– 1/2 thìa cafe bột quế
– 1 lít nước
Cách làm
Bước 1:
Ngâm đậu đỏ 12 – 14 tiếng.
Tách hạt hướng dương ra khỏi vỏ, sau đó ngâm với nước khoảng 15 – 20 phút.
Bước 2: Xay nhuyễn hỗn hợp, lọc bã 2 -3 lần lấy phần nước trong nhất, bạn càng lọc kỹ thì sữa làm ra sẽ càng sánh không bị bón cục.
Bước 3: Đun hỗn hợp để lửa nhỏ, cho chút bột quế vào đun đến sôi lăn tăn chừng 15 phút thì tắt bếp. Tránh để sôi bùng lên, sữa sẽ dễ bị tách lớp.
10. Sữa hạt sen, bắp nếp, hạt bí
Nguyên liệu
– 100g hạt sen tươi
– 1 trái bắp
– 20g hạt bí
– 1 lít nước
Sữa hạt sen
Cách làm
Bước 1:
Rửa sạch hạt sen, sau đó ngâm 45 – 60 phút.
Bắp bỏ vỏ, bỏ râu, rồi dùng dao thái nhỏ, bỏ phần cùi.
Hạt bí ngâm qua đêm hoặc ngâm 8 tiếng.
Bước 2: Cho hỗn hợp vào nồi nấu chung, khi sôi thì để lửa nhỏ, đun cho đến khi hạt sen mềm.
Bước 3: Bỏ cùi bắp, cho hỗn hợp này vào máy xay xay nhuyễn và lọc bã là có thể thưởng thức.
có 2 công thức
Đạo đức là một từ Hán-Việt, được dùng từ xa xưa để chỉ một yếu tố trong tính cách và giá trị của mỗi con người. Là hệ thống các quy tắc về chuẩn mực của cộng đồng và xã hội. Đạo là con đường, đức là tính tốt hoặc những công trạng tạo nên. Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện thực hành các lời răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 3 - Năm thứ ba ở cấp tiểu học, áp lực hoc tập dần hình thành nhưng vẫn tuổi ăn, tuổi chơi nên các em cân đối học và chơi hợp lý nhé.
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247