Câu 1
1. Đối tượng nghiên cứu: Đậu Hà Lan
- Là loại cây quen thuộc của địa phương.
- Cấu tạo hoa đặc biệt dẫn tới cây có khả năng tự thụ phấn cao độ, giúp cho Menđen chủ động trong các phép lai, dễ tạo dòng thuần.
2. Phương pháp nghiên cứu của Menđen
Có 2 phương pháp:
a. Lai phân tích
- Là phép lai giữa cơ thể cần kiểm tra KG (AA, Aa) với cơ thể mang tính trạng lặn (aa).
b. Phương pháp phân tích cơ thể lai
- Tạo các dòng thuần về 1 hoặc vài tính trạng
- Lai các cặp bố mẹ thuần chủng về một hoặc vài tính trạng, theo dõi kết quả ở thế hệ con cháu.
- Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai.
- Thực nghiệm kiểm chứng kết quả.
3. Điểm mới trong phương pháp của Menđen
Menđen không phải là người đầu tiên băn khoăn về hiện tượng di truyền ở sinh vật. Nhưng ông là người đầu tiên thành công trong nghiên cứu. Sở dĩ như vậy vì phương pháp nghiên cứu của ông có những điểm mới sau:
- Tạo dòng thuần chủng: Trước khi nghiên cứu ông đã tạo các dòng đậu thuần chủng hoàn toàn thủ công. Đó là cho các cây đậu dạng bố, mẹ (hướng tính trạng dự định nghiên cứu) tự thụ phấn liên tục để thu được dòng thuần.
- Xem xét từng cặp tính trạng tương phản: Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc vài cặp tính trạng tương phản rồi theo dõi các đời con cháu, phân tích sự di truyền của mỗi cặp tính trạng, trên cơ sở phát hiện quy luật di truyền chung của nhiều tính trạng.
- Sử dụng phép lai phân tích: Đó là phương pháp đem lai cá thể cần phân tích kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn, sau đó phân tích kết quả lai. Trên cơ sở đó xác định được bản chất của sự phân li tính trạng là do sự phân li, tổ hợp của các nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh. Từ nhận thức này đã cho phép xây dựng được giả thiết giao tử thuần khiết.
- Dùng xác suất thống kê: Ông sử dụng toán thống kê và lý thuyết xác suất để phân tích quy luật di truyền các tính trạng của bố mẹ cho các thế hệ sau.
- Ngoài ra, một điểm góp phần quan trọng vào thành công của Mendel đó là ông đã chọn đối tượng nghiên cứu phù hợp. Đậu Hà Lan có những ưu điểm sau đối với việc nghiên cứu di truyền:
+ Thời gian sinh trưởng ngắn trong vòng 1 năm.
+ Cây đậu Hà Lan có khả năng tự thụ phấn cao độ do cấu tạo của hoa, nên tránh được sự tạp giao trong lai giống.
Câu 2
Hãy nêu những biến đổi hình thái của NST qua các kỳ phân bào.
Trả lời
– Kì trung gian: NST ở dạng sợi mảnh, trong pha S sợi NST bắt đầu nhân đôi và có cấu trúc kép (gồm 2 crômatit)
– Kì đầu: Các crômitit tiếp tục xoắn
– Kì giữa: Sự đóng xoắn đạt cực đại
– Kì sau: Các crômatit tách nhau ở tâm động à NST đơn phân li về 2 cực của tế bào
– Kì cuối: Các NST lại tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh.
Câu 1: Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen bao gồm những điểm nào?
Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen bao gồm những nội dung sau:
- Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ.
- Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. Từ đó, rút ra quy luật di truyền các tính trạng đó của bố mẹ cho các thế hệ con cháu.
Câu 2: Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện các phép lai?
Menđen chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện các phép lai vì thuận tiện cho việc theo dõi sự di truyền của từng cặp tính trạng qua các thế hệ.
Câu 3: Trình bày các thuật ngữ và khái niệm: tính trạng, cặp tính trạng tương phản, cặp gen tương ứng, nhân tố di truyền, giống (hay dòng) thuần chủng.
- Tính trạng là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể. Ví dụ: Cây đậu Hà Lan có các tính trạng : thân cao, quả lục, hạt vàng,…
- Cặp tính trạng tương phản là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng. Ví dụ: Hạt trơn và hạt nhăn, thân cao và thân thấp.
- Cặp gen tương ứng là cặp gen nằm ở vị trí tương ứng trên cặp NST tương đồng và quy định một cặp tính trạng tương phản.
- Nhân tố di truyền (gen) quy định các tính trạng của sinh vật. Ví dụ: Nhân tố di truyền quy định màu sắc hoa.
- Giống (hay dòng) thuần chủng là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ trước.
Câu 4: Nêu khái niệm: Kiểu hình, kiểu gen, tính trạng trội, tính trạng lặn, thể đồng hợp, thể dị hợp.
- Kiểu hình là tổ hợp các tính trạng, đặc tính của cơ thể. Trên thực tế, khi nói đến kiểu hình của một cơ thể, người ta chỉ xét một vài tính trạng đang nghiên cứu. Ví dụ: Đậu Hà Lan có kiểu hình thân cao, hạt trơn hay thân thấp, hạt nhăn.
- Kiểu gen là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể. Thông thường, khi nói đến kiểu gen của một cơ thể, người ta chỉ xét một vài cặp gen liên quan tới các tính trạng đang được quan tâm như: Kiểu gen AA quy định hoa đỏ, kiểu gen aa quy định hoa trắng.
- Tính trạng trội là tính trạng được biểu hiện ngay ở F1.
- Tính trạng lặn là tính trạng đến F2 mới được biểu hiện.
- Thể đồng hợp: Kiểu gen chứa cặp gen gồm hai gen tương ứng giống nhau như: AA – thể đồng hợp trội, aa – thể đồng hợp lặn.
- Thể dị hợp: Kiểu gen chứa cặp gen gồm hai gen tương ứng khác nhau như Aa.
Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247