Đình – Chùa Tử Đình, trước đây thuộc thôn Tử Đình, xã Cổ Linh, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc. Đến thời Nguyễn là tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc tổ 5 Tư Đình, Phường Long Biên, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội.
Di tích Đình Tử Đình nằm ở bờ Bắc sông Hồng, cách trung tâm Hà Nội khoảng 4 km. Đến thăm di tích qua cầu Chương Dương theo đường Bát Khối (đê Long Biên – Bát Tràng) khoảng 2 km rẽ phải Phố Tư Đình khoảng 200m ta thất ngôi đình làng cổ toạ hướng Bắc nằm bên trái đường trong khu dân cư. Đình được xây dựng theo kiểu chữ Tam gồm Đại bái 5 gian, Trung Đình 3 gian hai tầng tám mái tiếp đến là 3 gian Hậu cung, được kết cấu theo kiểu thượng chồng giường giá chiêng và hạ bẩy, phía trước sân đình là 2 khu nhà Tả và hữu vu gồm 3 gian, phía trước là cuốc thư, nghi môn, giếng; bên phải Đình là khu Nhà bếp.
Đình Tử Đình có từ bao giờ? Hiện các tư liệu còn lưu giữ tại Đình cũng không khẳng định được thời gian khởi dựng. Căn cứ vào các đầu kìm, các mảng trạm điêu khắc tứ linh tại Đại bái của đình được theo kiến trúc thời Lê – Nguyễn, phần hậu cung được tu sửa đơn giản vào năm Bảo Đại thứ 3 (1928). Năm 2013, được UBND Nhân dân Quận đầu tư tu bổ tôn tạo và tổ chức lễ bàn giao công trình được khánh thành gắn biển Công trình chào mừng kỷ niệm 10 năm thành lập Quận Long Biên (06/11/2003 – 06/11/2013).
Đình Tử Đình và các vị Thần, Thành Hoàng làng được phong thờ: Theo thần phả, văn tế còn lưu giữ tại Đình được phong thờ Thánh Linh Lang Đại vương – Thượng đẳng phúc thần.
Trải qua các triều đại phong kiến Đình Tử Đình còn được phong thờ 2 vị tướng tài là: Đô Hồ và Đại Lã giúp Vua Lê Đại Hành chống quân tống thắng lợi năm 981 sau công nguyên).
Theo thần phả của quan Nghè Hàn lâm viện Đông Các đại học sỹ Nguyễn Bính soạn ngày 10 tháng Giêng năm Hồng Phúc nguyên niên (1572) thì: Xưa trời Nam mở vận Thánh tổ xây cơ đồ hơn 2000 năm lấy niên hiệu là Hùng Vương. Các đời sau đều thừa hưởng cơ nghiệp của họ Hùng. Đến triều Nhà Lý, qua 8 đời vua trị vì thiên hạ, vua sáng, tôi hiền nên trời giáng người tài. Bấy giờ ở giáp Đông Đoài, xã Bồng Lai, phủ Quốc Oai, xứ Sơn Tây có nhà họ Nguyễn tên Thực và vợ người bản ấp họ Nguyễn tên tự là Năng. Vợ chồng là nhà gia thế, hào phú, phúc hậu nhưng muộn có con. Một hôm bà vợ nằm ở chính tẩm mơ thấy mây đuổi sao tháu âm rơi vào trong miệng – 100 ngày sau, bà mang thai rồi sinh ra một cô con gái xin đẹp, đặt tên là Hạo Nương. Sáu tháng sau, người chồng qua đời, bà Năng đem con đến với người em gái tại Thị Trại (sau đổi là Trại Thuỷ Lệ) thuộc hoàng thành Thăng Long. Năm 17 tuổi, Hạo Nương là một cố gái tài sắc vẹn toàn, một hôm vua lý Thánh Tông ngự du ngoại thành, mọi người đổ xô tới xem, thấy Hạo Nương có dung nhan khác lạ , nhà vua liền đón vào cung , lập làm vương phi thứ 9.
Ở cung được 4 năm thì bà mẹ mất, Hạo Nương xin phép vua Lý Thánh Tông về nhà chịu tang trong hai năm. Một lần nàng đang tắm ở Hồ Tây thì có Giao Long đến cuốn 3 vòng quang người. Từ đó mang thai; 14 tháng sau, Hạo Nương sinh ra một người con trai khôi ngô tuấn tú, to lớn khác thường. Trên lưng đứa trẻ có 28 ngôi sao xếp hàng vẩy nến, sau bụng có hình sao Bắc Đẩu như Ngọc châu thất diện. Vua lú rất mừng liền theo điềm báo đặt tên con là Hoàng Lang.
Giặc phương Bắc lại sai thì tướng Trinh Vĩnh đem binh hùng, tướng mạnh sang xâm lược nước ta. Linh Lang được Vua triệu kiến vào triều nhận được cờ lệnh, voi chiến, Hoàng Lang trở mình đứng dậy thân cao 9 thước, tay cầm cờ lệnh nhảy lên lưng voi, dẫn đầu đoàn quân xông lên đánh giặc, giải phóng đất nước.
Sau khi phá tan quân giặc Trinh Vịnh được vài tháng, Hoàng Lang được vua Cha ban nhiều bổng lộc và phong chức tước cho Ngài. Lại nói trong những năm ở cương vị hoàng tử người hết lòng chu đáo cho muôn dân, được vài ba năm Ngài bị mắc bệnh đậu mùa biết không thể qua được, Ngài xin Vua cha một ngọn cờ hồng, một cây giáo dài, lao cờ lên để nơi nào nhìn thấy được lao cờ này thì lập đền thờ. Đó là Đền thờ Voi Phục là Đền Chính, Đình Tư Đình và 268 nơi được phong thờ. Ngài hoá vào ngày 10/2 âm lịch năm 1072 và được Vua cha phong: Linh Lang Đại Vương - Thượng Đẳng phúc Thần.
Lễ hội Đình Tử Đình và các trò chơi dân gian: Lễ hội Đình Tử Đình thường được tổ chức vào 2 ngày mùng 9 – 10/2 âm lịch hàng năm. Đến với Lễ hội truyền thống Đình Tử Đình ngoài việc thực hiện các nghi thức của phần tế lễ quan viên, dâng lễ diễn ra trong đình, chúng ta còn được thưởng thức những làn điệu dân ca, quan họ của các đàn anh, đàn chị, những câu hát ví, hát xoan của các bà, các cô trong nghi thức đón và dâng lễ của các tập thể, dòng họ, quý khách, thập phương dâng lễ thờ vào Đình; các hoạt động thể thao và các trò chơi dân gian đặc sắc được khôi phục như chọi gà, cờ tướng, kéo co...Đặc biệt tổ chức Cờ người và nghệ thuật tổ tôm điếm tại lễ hội. Lễ hội truyền thống Tử Đình hàng năm cũng thể hiện tình đoàn kết, tình làng xưa và nay là không thể thiếu được bữa cơm đại gia đình thể hiện âm cúng, thân thiện, không phân chia sự giàu nghèo của một cộng đồng dân cư Làng, xã chỉ có trong Lễ hội mới thể hiện được. Những nét văn hoá cộng đồng, những phong tục tập quán tốt đẹp, vốn quý của Ông, cha ta để lại được kế tục trong việc xây dựng đời sống văn hoá Người Long Biên, Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Nghè Tử Đình Lịch sử của vị thần theo bản kê khai với viễn Đông Bác Cổ, văn tế, thần phả tại Đình Tư Đình cho biết: Bà Vũ Thị Như Ý – Trân Tư công chúa Đại vương là người ở thôn Tư Đình, họ Vũ tên là Như Ý. Thời vua Lý Thái Tổ ngự giá Bắc tuần có gặp Bà hái dâu ven sông, thấy Bà xinh đẹp, hiền thục đã mời Bà vào Cung làm nhũ Mẫu nuôi dậy Hoàng tử. Khi Bà cai quản trong Cung vua, có một lần Bà yết kiết Vua Lý về việc giải quyết việc lấn tranh bãi giữa Đồng nhân với các xã ven sông bờ Bắc. Từ đó nhân dân hai bờ sông Hồng được giữ nguyên các phần đất canh tác yên ổn. Khi ngoài 50 tuổi thì Bà mất, được vua phong là Trinh phục phu nhân. Được nhân dân trong vùng lập đền thờ Bà. Bà sinh ngày 21 tháng 8 và mất ngày 22 tháng 4 âm lịch.
Trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Bà thường hiển linh giúp các vua cai quản đất nước, giúp dân canh tác nông nghiệp, khai hoang, bảo vệ người dân. Đến Thời Lê, được vua Lê phong mỹ tự thờ bà tại Nghè là Trân Tư công chúa Đại vương.
Tại Nghè Tử Đình còn giữ được một số di vật giá trị như linh vị thờ Bà thế kỷ XIX. Với những giá trị về lịch sử văn hoá, nhân vật được thờ tại Nghè có công giúp Quốc thái, dân an. Đây là một truyền thống uống nước nhớ nguồn của Nhân dân Long Biên nói chung, nhân dân Tư Đình nói riêng cần được Bảo tồn và phát huy giá trị của di tích. Tháng 12 năm 2015, UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt theo Quyết định số 6982/QĐ – UBND Thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử, văn hoá Nghè Tử Đình.
Chùa Tử Đình có tên "Sùng Khánh tự" thờ Phật và Thờ Mẫu, theo các cụ cao niên và nhân dân truyền lại thì chùa Sùng Khánh được xây dựng từ rất sớm trên thế đất đẹp của làng. Tư liệu này được củng cố thêm bởi tên "Sùng Phúc tự" được dùng phổ biến trong các ngôi chùa xuất hịn ở thời Trần. Tuy nhiệm việc xác định niên đại tuyệt đối của di tích còn cần phải sưu tầm, khảo cứu thêm, căn cứ vào các văn bia niên hiệu Dương Đức (1674), chuông đồng đúc năm Chính Hoà thứ 11 (1690), khánh đá, các pho tượng quan âm, di đà chính thờ tại chùa có thể khẳng định Chùa Sùng Khánh tự có niên đại rất sớm từ trước Thế kỷ 17, 18; chùa được tu sửa, chữa gần đây nhất là năm Quý Mão đời vua Thành Thái (1903) và mười lăm năm sau vào năm Khải Định thứ 3 (1918). Năm 2003, được sự quan tâm đầu tư của UBND Huyện Gia Lầm về việc tu bổ, tôn tạo Ngôi Tam Bảo và khuôn viên Chùa khang trang như ngày hôm nay.
Với những giá trị về lịch sử, văn hoá, kiến trúc, mỹ thuật của Đình – Chùa Tử Đình gắn liền với sự phát triển của người dân Long Biên nói chung cần, người dân Tư Đình nói riêng cần được bảo tồn và phát huy các giá trị. Năm 1990, Cán bộ và nhân dân Tư Đình đã làm đơn đề nghị UBND xã, UBND huyện, Phòng VH&TT Huyện Gia Lâm, Ban quản lý di tích và danh thắng Hà Nội, Sở VHTT Hà Nội lập hồ sơ xin xếp hạng trình Bộ Văn hoá thông tin phê duyệt và ra quyết định số 1972/1991/QĐ – UBND ngày 20/01/1991 công nhận quần thể di tích lịch sử, văn hoá Đình – Chùa Tử Đình.
Năm 2009, được sự nhất trí của Thường trực Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân phường, UBND phường, Ban quản lý di tích phường Long Biên đã tổ chức hội nghị khoa học Đình – Chùa Tử Đình, có sự tham gia của các giáo sư đầu ngành về lịch sử, văn hoá nhằm đánh giá thực trạng của các di tích trên địa bàn.
Chùa Ái MộĐền Mẫu Bắc BiênChùa Bắc BiênĐền Trấn Vũ Chùa Bắc Cầu 2Đình Cự ĐồngChùa Bắc Cầu 3Đình Gia ThượngChùa Bồ ĐềĐình Gia Thụy Chùa Gia QuấtĐình Hội Xá Chùa Hội Xá Đình Kim QuanChùa Lâm DuĐình Lâm DuChùa Làng NhaĐình Lệ MậtChùa Lệ MậtĐình Mai PhúcChùa Mai PhúcĐình Ngọc LâmChùa NgôĐình NhaChùa Ngọc LâmĐình Nông Vụ ĐôngChùa Nông Vụ ĐôngĐình Phú ViênChùa Quán TìnhĐình Phúc XáChùa Thạch CầuĐình Quán TìnhChùa Thanh Am Đình Sài ĐồngChùa Thổ KhốiĐình Thạch CầuChùa Thượng CátĐình Thanh AmChùa Thượng ĐồngĐình Thổ KhốiChùa Tình Quang Đình Thượng ĐồngChùa TrạmĐình Tình Quang Chùa Trường LâmĐình TrạmChùa Tư Đình Đình Trường LâmChùa Vo TrungĐình Tư ĐìnhChùa Xuân Đỗ HạĐình Vo TrungChùa Yên TânĐình Xuân Đỗ HạĐền ChầuĐình, nghè thôn NgôĐền Ghềnh,nghè từ đình
Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, một số chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam.
Nguồn : kiến thứcLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247