Trang chủ Ngữ văn Lớp 11 Đọc đoạn trích sau và trả lời các yêu cầu...

Đọc đoạn trích sau và trả lời các yêu cầu Có một thói quen rất nguy hiểm mà người Việt thường xuyên sử dụng trong giao tiếp đó là ngụy biện. Thói quen này

Câu hỏi :

Đọc đoạn trích sau và trả lời các yêu cầu Có một thói quen rất nguy hiểm mà người Việt thường xuyên sử dụng trong giao tiếp đó là ngụy biện. Thói quen này đã lây nhiễm một cách vô hình từ giao tiếp thường nhật, từ tâm lý thắng thua khi tranh cãi, đến tranh luận trên diễn đàn vá nhất lả trong cộng đồng cư dân mạng... Ngụy biện hay Fallacy là khái niệm để chỉ một cách lập luận tưởng chừng là đúng, nhưng thực chất lại là sai lầm và phi logic trong tranh luận. Ngụy biện có thể biến một vấn đề từ sai thành đúng, và từ đúng trở thành sai. Ngụy biện có thể dẫn những cái nhìn sai lệch và tư duy sai lầm mà chính bản thân người nói cũng không nhận ra được. Người Việt rất hay ngụy biện và tư duy ngụy biện! Chúng ta đều biết hai chữ “ngụy biện”, nhưng liệu chúng ta có thật sự hiểu về nó?. Kiểu lập luận chụp mũ và mặc nhiên coi mình là đúng, họ là sai, và những người đồng quan điểm với họ cũng sai. Nó không hề đưa ra một thứ logic nào, nhưng lại cắt ngang một cái giới tuyến, và tùy tiện định tội người khác. “Văn hoá ngụy biện” đã ngày càng xuất hiện thường xuyên hơn,muôn hình vạn trạng, và luôn ẩn trong tư duy của người Việt. Trong phần nhiều các lỗi ngụy biện thường gặp của người Việt, có một tâm lý cơ bản hiện rõ ra khi tham gia thảo luận, đó chính là tâm lý tranh đấu, hiếu thắng, và không hề tôn trọng người đối diện. Ngoài đó ra, chúng ta cũng hay bị ảnh hưởng của tâm lý đám đông, lợi dụng tâm lý đám đông để che đi trách nhiệm của bản thân mình. Muốn tránh cách tư duy ngụy biện, chúng ta không những phải sửa lối tư duy vòng vo, thiếu suy nghĩ, mà còn phải sửa chính từ tâm thái của mình khi trao đổi và bàn luận về mọi việc. Điều cơ bản nhất khi tham gia tranh luận là có trách nhiệm trong lời nói của chính mình và biết tôn trọng người đối diện. ( Thói ngụy biện của người Việt – Nguyễn Văn Tuấn) Câu 1. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hãy cho biết: Hiểu một cách đơn giản, ngụy biện là gì? Câu 2. Theo anh chị, ngụy biện có đồng nghĩ với phản biện hay không? Câu 3. Tác giả cho rằng: Muốn tránh tư duy ngụy biện, chúng ta không những phải sửa lối tư duy vòng vo, thiếu suy nghĩ, mà còn phải sửa chính từ tâm thái của mình khi trao đổi và bàn luận về mọi việc. Theo anh/chị, sửa lối tư duy vòng vo là như thế nào? Câu 4. Anh/chị có cho rằng: ngụy biện và tư duy ngụy biện là một thói quen xấu và nguy hiểm trong giao tiếp của người Việt không? Vì sao?

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247