Trang chủ Lịch Sử Lớp 7 giúp mình với!! mình hứa sẽ vote 5*, bình chọn...

giúp mình với!! mình hứa sẽ vote 5*, bình chọn hay nhất và cảm ơn Câu 20: Chủ trương đối phó của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống là: A. Ngồi y

Câu hỏi :

giúp mình với!! mình hứa sẽ vote 5*, bình chọn hay nhất và cảm ơn Câu 20: Chủ trương đối phó của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống là: A. Ngồi yên đợi giặc đến. B. Đầu hàng giặc. C. Chủ đông tiến công để phá thế mạnh của quân Tống. D. Liên kết với Cham-pa. Câu 21: Đây là một trong những trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Người chỉ huy trận đánh – Lý Thường Kiệt thực sự là một tướng tài. Tên tuổi của ông mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc ta. Vậy đó là trận đánh nào? A. Trận Bạch Đằng năm 981 B. Trận đánh châu Ung, châu Khâm và châu Liêm (10-1075) C. Trận chiến trên sông Như Nguyệt (1077) D. Cả ba trận trên Câu 22: Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi đặt tên nước là gì? A. Đại Việt B. Đại Cồ Việt C. Đại Nam. D. Đại Ngu Câu 23: Ai là người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống năm 981? A. Đinh Toàn. B. Thái hậu Dương Vân Nga. C. Lê Hoàn. D. Đinh Liễn. Câu 24: Triều đình trung ương thời Tiền Lê được tổ chức như thế nào? A. Vua đứng đầu, giúp vua có quan văn, võ. B. Vua nắm chính quyền và chỉ huy quân đội. C. Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có các con vua. D. Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có Thái sư và Đại sư. Câu 25: Trận đánh lớn nhất trong cuộ kháng chiếng chống Tống của nhà Lê là: A. Trận Chi Lăng. B. Trận Đồ Lỗ C. Trận Bạch Đằng D. Trận Lục Đầu. Câu 26. Sự kiện nào được đánh giá là đã chấm dứt hơn 10 thế kỉ thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc ? A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40. B. Khởi nghĩa Lí Bí năm 542 C. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938. D. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan năm 713. Câu 27. Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta có chuyển biến như thế nào? A. Nhà Đinh lên thay, tiếp tục quá trình xây dựng đất nước. B. Rơi vào tình trạng « Loạn 12 sứ quân » . C. Nhà Nam Hán đem quân xâm lược trở lại. D. Ngô Xương Văn nhường ngôi cho Dương Tam Kha. Câu 28: Sự kiện lịch sử quan trọng diễn ra vào năm 1010: A. Nhà Tiền Lê thành lập B. Nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt C. Lý Công Uẩn dời đô về Đại La và đổi tên là Thăng Long D. Đinh Bộ Lĩnh dẹp được loạn 12 sứ quân Câu 29. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân Đinh Bộ Lĩnh dẹp được «Loạn 12 sứ quân» ? A. Đinh Bộ Lĩnh là người có tài. B. Được nhân dân nhiều địa phương ủng hộ. C. Có sự giúp đỡ của Trần Lãm, Phạm Bạch Hổ. D. Được sự giúp đỡ của nhà Tống.

Lời giải 1 :

Câu 20 :

Chọn đáp án : C

Giải thích: Lý Thường Kiệt chủ trương “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”. Ông gấp rút chuẩn bị cuộc tấn công vào những nơi tập trung quân lương của nhà Tống, gần biên giới như: Ung Châu, Khâm Châu và Liêm Châu.

Câu 21 :

 Chọn đáp án : C

 Giải thích :

Chiến thắng trên sông Như Nguyệt – trận Như Nguyệt (1077):

- Là trận đánh quyết định số phận của quân Tống xâm lược bởi chiến thắng này đã đánh bại hoàn toàn âm mưu xâm lược của quân Tống.

- Đây cũng là một trong những trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm của các dân tộc, đánh dấu thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Tống của nhân dân ta (1075 – 1077).

- Người chỉ huy trận đánh – Lý Thường Kiệt thực sự là một tướng tài. Tên tuổi của ông mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc ta.

 Câu 22 :

Chọn đáp án : B

 Giải thích : Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi đặt tên nước là: Đại Cồ Việt.

Câu 23 :

 Chọn đáp án : C

  Giải thích : Người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 là Lê Hoàn
Lê Hoàn được cử làm phụ chính dưới thời Đinh. Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống các tướng lĩnh đồng lòng suy tôn Lê Hoàn lên làm vua chỉ huy cuộc kháng chiến.

Câu 24 :

 Chọn đáp án : D

 

Giải thích : Triều đình nhà Lê do vua đứng đầu nắm mọi quyền hành về quân sự và dân sự. Giúp việc cho vua có Thái sư và Đại sư.

Câu 25 :

 Chọn đáp án : C

 Giải thích: Lê Hoàn cho đóng cọc tại sông Bạch Đằng, tại đây diễn ra nhiều trận chiến quyết liệt giữa ta và quân Tống. Cuối cùng thủy quân của quân Tống bị đánh lui.

 Câu 26 :

  Chọn đáp án : C

   Giải thích : Vì Thế kỷ X được xem là thế kỷ bản lề cho nền độc lập, tự chủ của dân tộc. Hai cuộc kháng chiến giành thắng lợi của Khúc Thừa Dụ (năm 905) và Dương Đình Nghệ (năm 931) đã bước đầu phá bỏ ách thống trị của chính quyền đô hộ trên đất nước ta. Tuy nhiên, thắng lợi đó nhanh chóng bị dập tắt bởi thù trong, giặc ngoài, sự thiếu quyết đoán trong việc khẳng định quyền tự chủ của dân tộc, cũng như thiếu vắng bộ máy quản lý từ trung ương đến địa phương. Phải đến năm 938, khi Ngô Quyền lãnh đạo toàn thể nhân dân đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng và lên ngôi Vương, đất nước ta mới thoát ách đô hộ của phong kiến phương Bắc.

 Câu 27 :

  Chọn đáp án : B

    Giải thích : Sau khi Ngô Quyền mất, các cuộc tranh đoạt ngôi báu diễn ra liên miên, đất nước rơi vào tình trạn chia cắt, hỗn loạn. Sử cũ gọi là “loạn 12 sứ quân”.

 Câu 28 :

  Chọn đáp án : C

   Giải thích : Năm 1010, Lý Công Uẩn đặt niên hiệu Thuận Thiên, dời kinh đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Việc dời đô về Thăng Long của Lý Công Uẩn đã chứng tỏ một tầm nhìn chiến lược sâu rộng của ông trong việc xây dựng một sự nghiệp lâu dài, phản ánh thế đi lên của vương triều và đất nước.

 Câu 29 : 

  Chọn đáp án : D

Giải thích: Nhà Tống không hề giúp đỡ Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.

Thảo luận

Lời giải 2 :

1c

2c

3b

4c

5b

6c

7d

8b

9c

10d

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247