Trang chủ Lịch Sử Lớp 7 Hãy nêu kinh tế, chính trị, văn hóa của Thăng...

Hãy nêu kinh tế, chính trị, văn hóa của Thăng Long thời Lý. câu hỏi 2931112 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Hãy nêu kinh tế, chính trị, văn hóa của Thăng Long thời Lý.

Lời giải 1 :

kinh tế

* Nông nghiệp

- Nông dân được chia ruộng→nộp thuế, đi lính, lao dịch

- Hàng năm vua tổ chức Lễ cày Tịch điền

- Đẩy mạnh khai hoang, làm thủy lợi

è được mùa lớn

* Thủ công nghiệp

-TCN nhà nước phục vụ vua và quan lại: đúc tiền, vũ khí, may mũ áo,…

- TCN dân gian: đều phát triển: dệt, kéo tơ, làm giấy

* Thương nghiệp

- Nhà nước cho đúc tiền riêng

- Nhiều trung tâm buôn bán, chợ làng ra đời

- Thương nhân nước ngoài đến buôn bán, nhân dân biên giới Việt-Tống qua lại buôn bán trao đổi

=> Bước đầu xây dựng được nền kinh tế tự chủ dân tộc

chính trị

Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý: xem ảnh

Luật pháp, quân đội thời Lý.

  • Luật pháp: Năm 1042 nhà Lý ban hành bộ hình thư.
  • Quân đội: Gồm có cấm quân và quân địa phương.
  • Nhà Lý thi hành chính sách ngụ binh ư nông.
  • Quan hệ bình đẳng với các nước láng giềng.

+ Ngoại giao

- Ban chức tước, gả công chúa cho các tù trường

- Trấn áp những người muốn tách khỏi Đại Việt

- Đặt quan hệ bình thường với nhà Tống và Chăm pa

văn hóa

Văn học chữ Hán bắt đầu phát triển

- Đạo Phật phát triển được coi là quốc giáo

-Các loại hình văn hóa dân gian được ưa thích và phát triển :ca hát,nhảy múa, lễ hội….

- Kiến trúc, điêu khắc rất phát triển với phong cách độc đáo, đặc sác, riêng biệt của dân tộc : Văn hoá Thăng Long.

- Nhiều công trình nổi tiếng:  Tháp Báo Thiên, Chùa Diên Hựu,...

image

Thảo luận

Lời giải 2 :

1. Kinh tế

a. Sự chuyển biến của nền nông nghiệp

- Ruộng đất thời Lý được chia cho nông dân canh tác và nộp thuế cho nhà nước.

- Tiến hành khai đất hoang, đào kênh mương, khai ngòi, đắp đê phòng lụt.

- Hàng năm, vua Lý làm lễ tế thần Nông, lễ cày tịch điền.

-> Nhờ vậy, nông nghiệp phát triển, mùa màng bội thu.

b. Thủ công nghiệp

- Thủ công nghiệp trong dân gian được phát triển như trồng dâu, nuôi tầm, kéo tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, làm đồ trang sức,...

- Công trình nổi tiếng: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, vạc Phổ Minh..

c.Thương nghiệp

- Buôn bán trong nước được mở rộng, Thăng Long là trung tâm kinh tế, chính trị của đất nước.

- Giao lưu buôn bán tấp nập ở biên giới Việt - Tống.

4. Chính trị

- Giai cấp thống trị: vua, quan, địa chủ.

- Giai cấp bị trị: nông dân, thợ thủ công, người buôn bán. 

- Tầng lớp nô tì: phục vụ trong cung điện hoặc các nhà quan

5. Văn hóa 

- Nhân dân ưa thích ca hát, nhảy múa, hát chèo, múa rối nước,...

- Kiến trúc và điêu khắc: chùa Một Cột, chuông chùa Trùng Quang,...

- Tượng rồng mình trơn, toàn thân uốn khúc, uyển chuyển như một ngọn lửa.

→ Nền nghệ thuật phong phú độc đáo của nhân dân ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hoá riêng biệt của dân tộc: văn hoá Thăng Long.

$#Nấm$

Xin 5* và CTLHN~

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247