Tình cảm của tác giả với những di sản tinh thần của dân tộc: yêu mến, trân trọng, thể hiện qua cách khẳng định bằng điệp ngữ “quê hương tôi”, qua giọng điệu say sưa, tự hào.
Nhà thơ Nguyễn Bính được biết đến nhiều nhất với những bài thơ thể hiện nối nhớ thương da diết với quê hương. Đến với bài thơ “Quê hương” của ông, bạn đọc lại bắt gặp một tâm hồn tinh tế, mang trong đó tính yêu quê hương chân thành, thắm thiết.
Mở đầu bài thơ là những lời giới thiệu về quê hương vô cùng đơn giản và mộc mạc:
“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông”
Từ “làng tôi” được cất lên với biết bao sự trân trọng, yêu thương và cả sự tự hào. Đại từ nhân xưng “tôi” được đặt ngay sau “làng”, là một lời giới thiệu về quê hương của tác giả. Và làng quê đó có truyền thống làm nghề chài lưới. Cuộc sống rất bình dị, rất đời thường của người dân làng chài được tác giả Tế Hanh tái hiện qua những vần thơ rất giản dị:
“Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
…
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”
Mỗi cuộc ra khơi của người dân làng chài, là một hành trình gian nan để tiếp tục một cuộc sống mưu sinh. Nhà thơ Tế Hanh đã miêu tả không khí buổi ra khơi với những hình ảnh vô cùng gần gũi, yên bình, gợi lên một tình yêu đơn giản mà thuần khiết đối với miền biển này. Từ hình ảnh thiên nhiên, tác giả gợi nhắc đến hình ảnh những con người lao động trong hành trình ra khơi này. Đó là hình ảnh “dân trai tráng”- những người có sức khỏe vạm vỡ, hình dáng khỏe mạnh, đang bắt đầu cuộc hành trình ra khơi. Những người dân lao động làm việc bằng sức lao động chân chính của mình, và tác giả miêu tả họ với những từ ngữ chắc nịch, như ngầm thể hiện sự tự hào về những con người vùng biển, với tinh thần lao động hăng say.
Hình ảnh chiếc thuyền chính là tượng trưng cho khí thế lao động của người dân vùng biển nơi đây. Nó được so sánh “như con tuấn mã”, thể hiện một khí thế ra khơi rất sôi nổi, mãnh liệt. Động từ “Phăng” là một động từ mạnh, được sử dụng để nhấn mạnh khí thế ra khơi rất hùng tráng, “mạnh mẽ vượt trường giang”, quyết tâm vượt khơi để đánh bắt được nhiều thủy hải sản . Và hình ảnh độc đáo nhất là hình ảnh cánh buồm, được so sánh với mảnh hồn làng. Cánh buồm chính là biểu tượng của người dân làng chài, khi so sánh, tác giả cũng ngầm thể hiện một sự tự hào sâu sắc, đối với chất riêng của quê hương. Cánh buốm ra khơi, mang theo bao hy vọng về một cuộc sống no đủ của người dân lao động vùng làng chài.
Sau chuyến ra khơi, hành trình trở về đậu bến cũng không kém phần sối nổi:
“Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
…
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
Không khí vui tươi, phấn khởi khi ra khơi đánh bắt được nhiều cá lan tỏa ra một không gian rộng lớn. Hình ảnh “cá đầy ghe”, “những con cá tươi ngon thân bạc trắng” khiến ta cảm nhận được chuyến ra khơi đã thành công như thế nào. Tác giả cũng như hòa vào niềm tươi vui, phấn khởi của những người lao động khi hành trình ra khơi đã được như ý. Hình ảnh những làn ra rám nắng, “cả thân hình nồng thở vị xa xăm” của người lao động làm nổi bật một cuộc hành trình ra khơi đã đầy sự vất vả. Hình ảnh độc đáo “Chiếc thuyền’ được nhân hóa như một con người, cũng có sự cảm nhận tinh tế, cũng cảm nhận sự vất vả, mệt mỏi sau một hành trình dài ra khơi. Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, ví con thuyền có những cảm nhận tinh tế như một con người đã làm nổi bật được chính sự cảm nhận tinh tế của tác giả Tế Hanh.
Tấm lòng luôn nhớ và hướng về quê hương luôn được nhà thơ gìn giữ, điều đó thể hiện rõ qua khổ thơ cuối:
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
…
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”
Dù có đi đâu về đâu, tác giả vẫn luôn dành một khoảng lòng mình cho quê hương. Thật vậy, dù có xa cách về không gian, hay thời gian, những tình cảm chân thành nhất dành cho quê hương luôn thường trực trong lòng tác giả. Những mùi, vị, những hình ảnh chỉ có riêng ở vùng làng chài sẽ còn mãi, trong nỗi nhớ da diết của tác giả đối với quê hương mình
Câu trả lời hay nhất đi ạ
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247