Nghe ông tôi kể lại, trước đây chỉ có hai, ba hào một bát phở. Mà không phải lúc nào cũng được ăn, chỉ khi nào liên hoan hoặc ốm mới được ăn. Nhưng bây giờ thì mọi người cũng chẳng đến mức phải góp tiền với nhau để mua. Bây giờ là lúc phở được ăn thường xuyên và ai cũng có thể tự mua cho mình một bát mà thưởng thức, tôi còn nhớ mãi những lần được đi ăn phở cùng bố vào mỗi sáng chủ nhật. Cảm giác thích thú, háo hức đến thèm thuồng lúc nào cũng túc trực sẵn trong tôi. Như thường lệ, tô luôn xin bố một đĩa quẩy để ăn kèm. Trước đây, mọi người không hay ăn phở với quẩy. Mãi đến sau này, quẩy xuất hiện nhiều ở miền Nam nên thói quen ăn phở kèm quẩy cũng được mọi người ưa chuộng. Nhưng được ngồi nhâm nhi từng ngụm nước phở đậm đà, rồi nhai ngấu nghiến miếng quẩy vàng rộm, còn gì ngon lành và thích thú hơn thế nữa chứ. Và mỗi lần ăn phở tôi lại không khỏi thắc mắc tại sao cũng là một món ăn nhưng ở nhà hàng tôi lại thấy có vị riêng mà mẹ tôi nấu lại có vị riêng. Đúng như bố tôi nói, mỗi bát phở làm ra là cả tâm huyết, tình yêu của người đầu bếp và là kết tinh của văn hóa ẩm thực.
Món ăn góp phần thể hiện văn hóa, kinh tế của một đất nước. Có những món ăn mang ý nghĩa vô cùng sâu xa và thậm chí để lại cho con cháu đời sau rất nhiều bài học quý giá. Một trong số đó là bánh chưng.
Người xưa truyền lại rằng vào đời Hùng Vương thứ VI, vua Hùng có 18 người con và đang không biết phải truyền ngôi cho ai. Ông liền nghĩ ra một kế và nói với các người con: “Ai có thể mang đến món ăn vừa ý ta sẽ được truyền ngôi cho”. Trong khi các người anh đang đi tìm sơn hào hải vị thì người em út Lang Liêu lại không bị làm gì. Vào một đêm nọ, một ông cụ râu tóc bạc phơ chỉ cho Lang Liêu về cách làm bánh chưng và bánh dày. Khi Lang Liêu làm xong và được vua cha ăn thử thì rất vừa ý. Lang Liêu được truyền ngôi và bánh chưng cũng ra đời từ sự tích này. Qua câu truyện này em có thể thấy được truyền thống cao đẹp của người dân nước ta. Em cũng thấy được rằng chỉ có lao động chân chính thì mới có kết quả xứng đáng.
Làm bánh chưng không mất quá nhiều chi phí mà quan trọng là ở sự tỉ mỉ của người làm. Nguyên liệu chính để làm ra bánh chưng gồm: đậu xanh, thịt mỡ, gạo nếp, lá chuối, … Đậu xạnh phải chọn hạt tươi, tròn sau đó đồ lên để hạt đậu nở ra. Lá chuối hay chúng ta có thể dùng lá dong nhưng đều không được héo hay rách nát. Quê em nhà ai cũng có mấy cây chuối nên Tết đến em hay cùng bà đi xin lá chuối để gói bánh chưng. Tiếp theo là thứ đã nuôi sống con người Việt từ thuở sơ khai, đó chính là gạo. Chúng ta phải dùng gạo nếp to, tròn, thơm. Và quan trọng nhất là thịt lợn. Ngày này thì ai ai cũng muốn chọn thịt ngon để làm bánh chưng. Ngoài ra còn có một số nguyên liệu để làm gia tăng hương vị như: tiêu, tỏi, … Nói đến đây thì tôi lại nhớ về những người nông dân đã làm ra những thứ này cho mình. Miếng bánh tôi ăn còn có giọt mồ hôi, nước mắt của các bác nông dân.
Làm bánh chưng chỉ có 3 công đoạn chính: trộn nhân, gói bánh, luộc bánh. Nhân bánh đều là những tinh túy của đất trời, đều là những thứ đã thấm nhuần vào tư tưởng của người dân Việt Nam. Đến công đoạn cần thiết sự khéo léo nhất, đó chính là gói bánh. Người làm phải vô cùng cẩn thận và cũng phải thật yêu nước mới có thể làm ra được chiếc bánh thật ngon. Nhìn bố em khi gói bánh, em lại nhớ về người ông, người bà đã cũng mình bước trên con đường tuổi thơ. Phần tốn nhiều thời gian nhất là luộc bánh. Luộc bánh chưng phải tốn đến hơn nửa ngày thì bánh mới mềm, nhừ. Người lớn hay trẻ nhỏ cũng đều được thức muộn, ngồi quanh bếp lửa ấm áp. Sự hồi hộp căng tràn trong lồng ngực cùng niềm hân hoan đón năm mới đã tạo nên một bầu không khí thật đầm ấm dù lúc đó chỉ còn tiếng lửa tí tách.
Bánh chưng có thể dùng cho nhiều mục đích khác nhau như: biếu khách, dùng trong gia đình hay đặt lên bàn thờ để cúng, … Trong hay sau những ngày Tết, tôi thường được mẹ rán bánh chưng cho ăn, thật sự là rất ngon. Em có thể cảm nhận được vị ngọt của độ, vị cay nhè nhẹ của hạt tiêu, mùi thơm của gạo nếp dẻo, … Trong những bữa ăn sum họp bên nhau thì ta có thể thường thấy những chiếc bánh chưng ở giữ mâm cỗ. Cười cười nói nói, những bữa ăn này thực sự rất vui. Nhưng chỉ là bánh chưng cũng xuất hiện trong những bữa ăn tiễn biệt, tôi nhận ra rằng Tết sắp qua đi và tôi lại phải rời xa ông bà, người thân. Ngoài ra bánh chưng còn để dâng lên cho ông bà, tổ tiên. Những chiếc này thường là những chiếc ngon nhất, đẹp nhất để thể hiện lòng thành kính, biết ơn. Vậy là đã đủ lí do để thấy bánh chưng được coi trọng thế nào!
Bánh chưng là loại bánh lâu đời nhất lịch sử Việt Nam. Nó nhấn mạnh tầm quan trọng của nền văn minh lúa nước. Thấy bánh chưng là thấy Tết, thấy mùa xuân tràn về. Dù mọi vật, cảnh quan, con người có thay đổi nhưng bánh chưng vẫn mãi ở vị trí quan trọng trong lòng người dân hay văn hóa nước ta.
NO COPY NÊN DÀI LẮM, MONG CHO HAY NHẤT CHO NHÓM!!!
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247