Trang chủ Lịch Sử Lớp 7 Câu 1. Khu vực nào là mục tiêu để các...

Câu 1. Khu vực nào là mục tiêu để các thương nhân châu Âu hướng tới trong các cuộc phát kiến địa lí? A. Các nước ở miền Nam châu Phi. B. Ấn Độ và các nước phươ

Câu hỏi :

Câu 1. Khu vực nào là mục tiêu để các thương nhân châu Âu hướng tới trong các cuộc phát kiến địa lí? A. Các nước ở miền Nam châu Phi. B. Ấn Độ và các nước phương Đông. C. Trung Quốc và các nước phương Tây. D. Vùng Viễn Đông. Câu 2. Ai là người đầu tiên trên thế giới thực hiện chuyến đi vòng quanh Trái Đất? A. Ph. Ma-gien-lan. B. Va-xco đơ Ga-ma. C. C. Cô-lôm-bô. D. B. Đi-a-xơ. Câu 3. Hành trình của B. Đi-a-xơ vòng qua điểm cực Nam châu Phi vào thời gian nào? A. 1478. B. 1487. C. 1498. D. 1492. Câu 4. Các cuộc phát kiến địa lí đã đem lại sự giàu có cho các tầng lớp nào ở châu Âu? A. Quý tộc và công nhân làm thuê. B. Tướng lĩnh quân sự và quý tộc. C. Công nhân giàu có và nhà tư bản. D. Quý tộc và thương nhân. Câu 5. Nguyên nhân chính dẫn tới các cuộc phát kiến địa lí từ giữa thế kỉ XV là gì? A. Do nhu cầu phát triển của sản xuất cần phải tìm vàng bạc, nguyên liệu, thị trường mới. B. Do sự phát triển mạnh của các công trường thủ công và công ti thương mại. C. Do dân số tăng lên quá nhanh, đặt ra nhu cầu phải tìm những vùng đất mới. D. Do nhu cầu khám phá, du lịch của tầng lớp quý tộc phong kiến châu Âu. Câu 6. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu được hình thành với hai giai cấp nào? A. Lãnh chúa và nông nô. B. Địa chủ và nông dân tá điền. C. Tư sản và vô sản. D. Quý tộc và công nhân. Câu 7: Những nước nào đi tiên phong trong phong trào phát kiến địa lí? A. Mĩ, Anh. B. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. C. Ý, Bồ Đào Nha. D. Anh, Pháp. Câu 8. Tại sao nói các cuộc thám hiểm của B. Đi-a-xơ, Va-xcô đơ Ga-ma, C. Cô-lôm-bô, Ph. Ma-gien-lan được xem là những cuộc phát kiến lớn về địa lí? A. Mang lại nguồn của cải, châu báu “khổng lồ” cho quý tộc, thương nhân châu Âu. B. Một bộ phận quý tộc, thương nhân giàu lên nhanh chóng nhờ buôn bán. C. Tìm ra những con đường biển mới, những vùng đất mới, những dân tộc mới. D. Đánh dấu sự sụp đổ của chế độ phong kiến ở châu Âu. Câu 9. Vì sao người nông nô phải làm thuê trong các xí nghiệp tư bản? A. Họ bị tư bản và phong kiến cướp hết ruộng đất. B. Họ không muốn lao động bằng nông nghiệp. C. Họ có thể giàu lên, trở thành tư sản. D. Họ có điều kiện việc làm tốt hơn trong các xí nghiệp. Câu 10: Tại sao quý tộc phong kiến không tiếp tục sử dụng sức lao động của nông nô? A. Nông nô đấu tranh nên quý tộc phong kiến phải nhượng bộ. B. Để sử dụng nô lệ da đen thu được nhiều lợi nhuận hơn. C. Sức lao động của nông nô ngày càng yếu kém. D. Các xí nghiệp không đáp ứng được công việc cho nông nô.

Lời giải 1 :

Câu 1. 
B. Ấn Độ và các nước phương Đông

Câu 2.
A. Ph. Ma-gien-lan.


Câu 3     

B. 1487.


Câu 4. 
D. Quý tộc và thương nhân.


Câu 5. 
A. Do nhu cầu phát triển của sản xuất cần phải tìm vàng bạc, nguyên liệu, thị trường mới.

Câu 6. 
C. Tư sản và vô sản.


Câu 7:. 
B. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.


Câu 8. 
C. Tìm ra những con đường biển mới, những vùng đất mới, những dân tộc mới.


Câu 9. 
A. Họ bị tư bản và phong kiến cướp hết ruộng đất.


Câu 10:
B. Để sử dụng nô lệ da đen thu được nhiều lợi nhuận hơn.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Câu 1. Khu vực nào là mục tiêu để các thương nhân châu Âu hướng tới trong các cuộc phát kiến địa lí?
A. Các nước ở miền Nam châu Phi.
B. Ấn Độ và các nước phương Đông.
C. Trung Quốc và các nước phương Tây.
D. Vùng Viễn Đông.

=>Các thương nhân châu Âu khao khát muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với các nước phương Đông, đặc biệt là Ấn Độ.

Câu 2. Ai là người đầu tiên trên thế giới thực hiện chuyến đi vòng quanh Trái Đất?
A. Ph. Ma-gien-lan.
B. Va-xco đơ Ga-ma.
C. C. Cô-lôm-bô.
D. B. Đi-a-xơ.

=> Ph. Ma-gien-lan là người đầu tiên trên thế giới thực hiện chuyến đi vòng quanh Trái Đất từ năm 1519 đến năm 1522.


Câu 3. Hành trình của B. Đi-a-xơ vòng qua điểm cực Nam châu Phi vào thời gian nào?
A. 1478.                          B. 1487.
C. 1498.                        D. 1492.

=>Vào năm 1487 B. Điaxơ đi vòng qua điểm cực Nam Châu Phi.


Câu 4. Các cuộc phát kiến địa lí đã đem lại sự giàu có cho các tầng lớp nào ở châu Âu?
A. Quý tộc và công nhân làm thuê.
B. Tướng lĩnh quân sự và quý tộc.
C. Công nhân giàu có và nhà tư bản.
D. Quý tộc và thương nhân.

=>  Các cuộc phát kiến địa lí đã mang lại sự giàu có cho các tầng lớp thương nhân, quí tộc ở châu Âu.


Câu 5. Nguyên nhân chính dẫn tới các cuộc phát kiến địa lí từ giữa thế kỉ XV là gì?
A. Do nhu cầu phát triển của sản xuất cần phải tìm vàng bạc, nguyên liệu, thị trường mới.
B. Do sự phát triển mạnh của các công trường thủ công và công ti thương mại.
C. Do dân số tăng lên quá nhanh, đặt ra nhu cầu phải tìm những vùng đất mới.
D. Do nhu cầu khám phá, du lịch của tầng lớp quý tộc phong kiến châu Âu.

=>Từ giữa thế kỉ XV, do yêu cầu phát triển của sản xuất nên các thương nhân cần nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường.

Câu 6. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu được hình thành với hai giai cấp nào?
A. Lãnh chúa và nông nô.
B. Địa chủ và nông dân tá điền.
C. Tư sản và vô sản.
D. Quý tộc và công nhân.

=>  Giai cấp vô sản hình thành từ những người nông nô bị tước đoạt ruộng đất, làm trong các xí nghiệp tư sản


Câu 7: Những nước nào đi tiên phong trong phong trào phát kiến địa lí?
A. Mĩ, Anh. 
B. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
C. Ý, Bồ Đào Nha.
D. Anh, Pháp.

=> Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là hai nước tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV.


Câu 8. Tại sao nói các cuộc thám hiểm của B. Đi-a-xơ, Va-xcô đơ Ga-ma, C. Cô-lôm-bô, Ph. Ma-gien-lan được xem là những cuộc phát kiến lớn về địa lí?
A. Mang lại nguồn của cải, châu báu “khổng lồ” cho quý tộc, thương nhân châu Âu.
B. Một bộ phận quý tộc, thương nhân giàu lên nhanh chóng nhờ buôn bán.
C. Tìm ra những con đường biển mới, những vùng đất mới, những dân tộc mới.
D. Đánh dấu sự sụp đổ của chế độ phong kiến ở châu Âu.

=> Những cuộc thám hiểm đó đã tìm ra những con đường biển mới, những vùng đất mới, những dân tộc mới. 


Câu 9. Vì sao người nông nô phải làm thuê trong các xí nghiệp tư bản?
A. Họ bị tư bản và phong kiến cướp hết ruộng đất.
B. Họ không muốn lao động bằng nông nghiệp.
C. Họ có thể giàu lên, trở thành tư sản.
D. Họ có điều kiện việc làm tốt hơn trong các xí nghiệp.

=> Ở châu Âu, quý tộc phong kiến và tư bản dùng bạo lực để cướp đoạt ruộng đất, đuổi nông nô ra khỏi lãnh địa. 


Câu 10: Tại sao quý tộc phong kiến không tiếp tục sử dụng sức lao động của nông nô?
A. Nông nô đấu tranh nên quý tộc phong kiến phải nhượng bộ.
B. Để sử dụng nô lệ da đen thu được nhiều lợi nhuận hơn.
C. Sức lao động của nông nô ngày càng yếu kém.
D. Các xí nghiệp không đáp ứng được công việc cho nông nô.

=> Ngoài vàng bạc, châu báu thu được sau các cuộc phát kiến địa lí, thì các quý tộc và thương nhân còn tổ chức bắt hàng triệu người da đen ở châu Phi đem đi bán cho các chủ đồn điền để làm nhân công.

MiLo gửi cậu ạ^^

#Hoidap247

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247