II. SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA
1. Những thay đổi về mặt xã hội
- Các tầng lớp cư dân và nêu đặc điểm của họ:
+ Vua quan: là bộ phận chính trong giai cấp thống trị, được hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi.
+ Địa chủ: là những hoàng tử, công chúa, quan lại được nhà nước phong cấp ruộng đất trở thành địa chủ. Một số ít dân thường có nhiều ruộng đất cũng trở thành địa chủ có thế lực ở địa phương. Là giai cấp bóc lột trong xã hội.
+ Nông dân: chiếm đa số, họ là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội nhưng bị bóc lột, họ phải nộp tô, thuế và làm nghĩa vụ cho nhà nước.
+ Thợ thủ công, thương nhân: họ sống rải rác ở các làng, đô thị. Công việc của họ là làm các mặt hàng thủ công và trao đổi buôn bán, họ phải nộp thuế và làm nghĩa vụ với nhà vua.
+ Nô tì: là tù binh hoặc những người bị tội nặng, nợ nần hoặc tự bán thân. Họ phục vụ trong cung điện hoặc các nhà quan. Không có các quyền tự do như những thường dân khác.
- So sánh với thời Tiền Lê:
So với thời Tiền Lê, sự phân biệt đẳng cấp ở thời Lý đã sâu sắc hơn, sự phân biệt giàu - nghèo cũng rõ ràng hơn.
- Giai cấp bóc lột: tăng lên về số lượng. Những hoàng tử, công chúa, quan lại hay một số ít dân thường có nhiều ruộng đất đều trở thành địa chủ.
- Giai cấp bị bóc lột: những người nông dân chiếm đa số trong xã hội nhưng lại bị địa chủ bóc lột và chèn ép. Người nông dân nghèo phải cày ruộng, nộp tô cho địa chủ, có người phải rời bỏ quê hương đi khai hoang, lập nghiệp ở nhiều nơi.
2. Giáo dục và Văn hóa:
- Giáo dục có sự chuyển biến:
+ Năm 1070, Nhà Lý dựng Văn Miếu ở Thăng Long để thờ Khổng Tử và là nơi dạy học cho các con vua.
+ Năm 1075, khoa thi đầu tiên được mở để tuyển chọn quan lại.
+ Năm 1076, mở Quốc tử giám cho con em quý tộc đến học. Sau đó, nhà Lý mở rộng cho con em quan lại và những người giỏi trong nước vào đây học tập.
+ Tổ chức một số kì thi.
⇒Nhà Lý đã quan tâm đến giáo dục, khoa cử, song chế độ thi cử chưa có nền nếp, quy củ, khi nào nhà nước có nhu cầu mới mở khoa thi.
+ Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.
- Các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian:
+ Nhân dân ưa thích ca hát, nhảy múa, hát chèo, múa rối nước, đá cầu, đấu vật, đua thuyền.
+ Nền nghệ thuật phong phú độc đáo, và linh hoạt của nhân dân ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hoá riêng biệt của dân tộc: văn hoá Thăng Long.
-Các công trình kiến trúc và điêu khắc tiêu biểu thời Lý:
+ Kiến trúc và điêu khắc phát triển: chùa Một Cột (Diên Hựu), tháp Báo Thiên, chuông chùa Trùng Quang (Bắc Ninh)...
+ Tượng rồng mình trơn, toàn thân uốn khúc, uyển chuyển như một ngọn lửa.
Cho mk 5 sao và ctrlhn nha. Thanks.
Câu 1:
Dân cư gồm:
Nông dân : chiếm nhiều đa số. Là lực lưỡng sản xuất chủ yếu của xã hội.
Nông dân nghèo: Phải làm việc cho địa chủ.
Thủ công, buôn bán: Sống rải rác, sản xuất công cụ, nông cụ.
Nô tì, nô lệ: khá ít và thấp hèn nhất. Xuất thân từ nợ nần nên phải bán thân và phải hầu hạ nhà vua, cung đình,
So sánh với thời Tiền Lê
- Đã phức tạp và sự phân hóa giàu nghèo đã nhiều hơn trước.
Câu 2:
Tới thời Lý giáo dục đã có chuyển biến là đã được coi trọng hơn.
- Các hình thức sinh hoạt dân gian a sao?
Nhân dân thích ca hát, nhảy máu,...
Hát chèo, múa rối nocws phát triển,
Mùa xuân lại mở hội.
Nghệ thuật điêu khắc rất tinh xảo và tài hoa hơn bao giờ hết.
Công trình kiến trúc thời Lý:
Văn miếu quốc tử giám
Chùa một cột
Chùa thầy
Thành Thăng Long
hay cho mk 5*+ camon+ hay nhất
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247