Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Viết một đoạn văn ngắn 10-20câu nêu suy nghĩ của...

Viết một đoạn văn ngắn 10-20câu nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ "đói cho sạch rách cho thơm câu hỏi 269653 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Viết một đoạn văn ngắn 10-20câu nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ "đói cho sạch rách cho thơm

Lời giải 1 :

 Câi tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" khuyên rất đúng. Trong cuộc sống chúng ta, có lẽ ai cũng có lòng tự trọng. Ý nghĩa ấn trong câu trên chính là cho dù có nghèo khổ hay gặp khó khăn, hoạn nạn thì xin hãy cố gắng giữ một nhân cách thật tốt. Thời nay có câu: "Tiền rách thì vẫn còn có giá trị, còn nhân cách mà rách thì chỉ là đồ bỏ đi". Quả là không sai đúng không mọi người ? Nhân cách tốt đẹp chứng tỏ mình là một con người văn minh và văn hóa. Con ngườ cần có tài phải đi đôi với đức. Cũng như nghèo mà biết sạch sẽ và thơm tho thì chúng ta cũng như bao người. Đừng để cái nghèo đánh mất đi nhân phẩm của ta. Vì thế mà câu tục ngữ đã dần đi vào lòng người.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Trong cuộc sống, nhân cách và đạo đức muôn đời là thước đó giá trị của mỗi người chúng ta. Chính vì lẽ đó chăng mà từ ngàn đời nay, ông cha ta đã luôn chú trọng việc giáo dục đạo đức cho cháu con mình? Như vậy, việc tu dưỡng đạo đức của bản thân trong đời sống hằng ngàyđã trở thành những bài học quý giá mà chúng ta cần phải thấm nhuần. Và "Đói cho sạch, rách cho thơm" – một câu tục ngữ quen thuộc đã cho chúng ta thấy rằng cuộc sống dù có khó khăn, thiếu thố, khó khăn đến đâu thì chúng ta nhất thiết luôn phải sống sao cho trong sạch, sao cho giữ gìn được nhân cách và phẩm chất của chính bản thân mình. Vậy nhân cách là gì? Tại sao chúng ta phải gìn giữ nhân cách bản thân? Là những điều ta cần tìm hiểu trong câu tục ngữ này.

Trước hết, ta có thể hiểu câu tục ngữ là một lời khuyên về việc ăn, cách mặc của con người. Đó là dù bản thân có đói đến đâu chăng nữa thì ta cũng phải biết ăn uống cho hợp vệ sinh – "đói cho sạch"; quần áo tuy có cũ nhường nào nhưng vẫn còn sử dụng được thì ta phải chú ý ăn mặc sao cho sạch sẽ, tinh tươm – "rách cho thơm". Nhưng sâu xa trong câu tục ngữ này, ngoài việc nhắc nhở cháu con trong cách ăn, mặc, cha ông ta còn nhắn nhủ một lời khuyên quý báu về lối sống, về cách gìn giữ đạo đức, nhân cách của bản thân con người thông qua lối nói ẩn dụ. Cặp hình ảnh " đói – rách" là nói về hoàn cảnh sinh sống của con người còn rất khó khăn, thiếu thốn nhiều về mặt vật chất.; còn "sạch – thơm" là cặp hình ảnh nói về nhân cách, đạo đức và phẩm chất của con người. Như vậy, ta có thể khẳng định được rằng, nguyên cả câu tục ngữ là một lời khuyên cho mọi người về việc gìn giữ nhân phẩm bản thân trong bất kì hoàn cảnh nào của cuộc sống.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247