Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 cảm nghĩ (từ 15 đến 20 dòng) về cảnh quan...

cảm nghĩ (từ 15 đến 20 dòng) về cảnh quan của bà huyện thanh quan qua bài qua đèo ngang viết ra giấy giúp mình hoặc chéo mạng = báo cáo

Câu hỏi :

cảm nghĩ (từ 15 đến 20 dòng) về cảnh quan của bà huyện thanh quan qua bài qua đèo ngang viết ra giấy giúp mình hoặc chéo mạng = báo cáo

Lời giải 1 :

*Bà Huyện Thanh Quan là một trong hai nữ sĩ nổi tiếng của nền văn học trung đại nói riêng là nền văn học Việt Nam nói chung . Trong sự nghiệp sáng tác của mình bà tuy viết không nhiều tác phẩm nhưng bà đã để lại những phong cách nghệ thuật Trữ Tình, sâu sắc và Hoài Cổ .Bà Huyện Thanh Quan là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại xưa.Bài thơ "Qua đèo Ngang"của bà đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc. Luật nhưng bài thơ gợi tả rất tinh tế cảnh đèo Ngang và tâm trạng buồn man mác của tác giả ẩn trong từng câu từng chữ bài trong bài thơ. Cảnh đèo Ngang hiện lên thật hoang sơ, chỉ có cỏ cây hoa lá chen chúc nhau . Sự sống của con người có sự xuất hiện nhưng quá thưa thớt, ít ỏi "tiều vài chú", "chợ mấy nhà" làm cho cảnh vật hoang sơ, vắng lặng hơn. Qua Đèo Ngang là một trong những kiệt tác tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Bà Huyện Thanh Quan .Bài thơ "Qua Đèo Ngang"tác phẩm của bà Huyện Thanh Quan( bài thơ) để lại cho người đọc những ấn tượng sâu sắc qua hai câu thơ “Bước đến Đèo Ngang bóng xế tà /Cỏ cây chen đá lá chen hoa" Bằng giọng thơ man mác , hồn thơ , tinh tế và đối thơ điêu luyện . Có chút gì đó về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi . Bài thơ là bức tranh thiên nhiên và cuộc sống nơi Đèo Ngang. Đồng thời còn là cảm xúc là miền tin tính trạng của tác giả rừng trên địa danh nơi đặc biệt . Qua Đèo Ngang cho ta thấy nỗi nhớ nhà quê , hương đất nước của bà Huyện Thanh Quan để lại cho người đọc.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Bà Huyện Thanh Quan là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại xưa.Bài thơ "Qua đèo Ngang"của bà đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc. “Bước đến Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá lá chen hoa". Câu thơ đã nhắc tới toàn bộ hoàn cảnh, không gian và thời gian tại Đèo Ngang, nhân vật trữ tình khi đặt chân đến đây đã tức cảnh sinh tình trước khung cảnh Đèo Ngang khi buổi chiều tà. Khung cảnh ấy gợi lên một nỗi buồn man ma, mênh mang và xa xăm, tiếc nuối về một ngày sắp hết. Việc nhân hóa các loài cây cỏ với động từ “chen” đã tạo nên nét vẽ sống động cho bức tranh thiên nhiên đầy sức sống, hơn thế còn là sức sống mãnh liệt. Tiếp theo ở hay câu thơ thực, tác giả đang ở tư thế đứng trên đèo cao mà phóng tầm mắt nhìn về xung quanh, ra xa để tìm kiếm bóng dáng con người: “Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà”. Sự xuất hiện của con người lại càng làm tăng thêm vẻ hiu hắt mênh mang của cảnh vật. Biện pháp đảo ngữ kết hợp với những từ láy đã góp phần diễn tả không khí vắng vẻ của cuộc sống nơi đây, vẻ hiu quạnh bao trùm lên toàn bộ cảnh vật. “tiều vài chú” đang “lom khom” dưới núi, đó là hình ảnh của con người lao động vất vả, thưa thớt. “Lác đác” bên sông “chợ mấy nhà” ấy là chỉ sự nghèo đói và kém phát triển của vùng đất này. Hai câu luận đã khắc họa rõ nét nỗi buồn của tác giả qua những âm thanh thê lương, não lòng: “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”. Bài thơ “Qua Đèo Ngang” không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm buồn mà còn mang nặng những nỗi niềm nuối tiếc của một tấm lòng yêu nước thương dân như Bà Huyện Thanh Quan.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247