Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Viết bài văn nêu cảm nghĩ về bài thơ "Bạn...

Viết bài văn nêu cảm nghĩ về bài thơ "Bạn đến chơi nhà" dựa trên những gợi ý sau 1, Mở bài: Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh sáng tác văn bản , nội dung chính của

Câu hỏi :

Viết bài văn nêu cảm nghĩ về bài thơ "Bạn đến chơi nhà" dựa trên những gợi ý sau 1, Mở bài: Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh sáng tác văn bản , nội dung chính của bài thơ. Nguyễn khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Thơ của ông ngôn ngữ giản dị, tinh tế, kín đáo, thâm trầm. Bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” là một trong những bài thơ tiêu biểu của ông được sáng tác khi ông cáo quan về ở ẩn tại quê nhà. Bài thơ thể hiện quan niệm về tình bạn, quan niệm đó vẫn còn có ý nghĩa và giá trị lớn trong cuộc sống ngày nay. 2, Thân bài: * Khái quát: bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, nhưng ở bài thơ này tác gỉa đã sáng tạo sử dụng thể thơ đường luật một cách uyển chuyển làm cho bài thơ có vẻ đẹp với cấu trúc độc đáo: 1-6-1. * Câu 1: Bạn đến chơi nhà- một tình huống khó xử. “ Đã bấy lâu nay bác tới nhà”. + Câu thơ ngắt nhịp 4/3 tạo thành 2 vế ( Vế 1 nói cái lâu nay vẫn thế/ vế 2 nói cái hôm nay). Diễn tả sự ngạc nhiên, ngạc nhiên vì nhiều lẽ. Cụm từ “Đã bấy lâu nay” là chỉ thời gian hai người xa cách rất lâu, ít gặp nhau. Vì từ lâu nay 2 người chưa gặp mặt, tuổi thì đã cao, sức thì đã yếu việc thăm nhau giữa những người bạn cũ thật khó khăn ( NK không dám mong, không dám nghĩ…nên khi thấy bạn đến thật ngạc nhiên, thật bất ngờ…) + Lâu nay >Tình thế khó xử - chưa kịp chuẩn bị để đón bạn - đãi bạn cho chu đáo. *.7 câu thơ tiếp: Thủ pháp đối lập ( có – không), liệt kê * Câu thơ thứ 2 là lời thông báo về hoàn cảnh của tác giả: “Trẻ đi vắng, chợ xa” điều này thể hiện sự khó khăn nhưng không phải vì hoàn cảnh gia đình. Tác giả muốn phân bua với bạn điều đó để nói lên nỗi băn khoăn không biết lấy gì mà tiếp đãi khách quý cho xứng đáng với tấm lòng của bạn, lời phân bua còn để cho bạn thông cảm cho hoàn cảnh gia đình. - Năm câu thơ tiếp nói nên mong muốn tiếp đãi bạn với khả năng của mình . Tiểu đối trong câu và đối trong từng cặp nói lên những thức ăn có sẵn trong vườn muốn đãi bạn nhưng ngặt vì nước cả ao sâu không bắt được cá. Còn muốn đãi bạn rau ở vườn nhưng rau lại chưa ăn được. Nghệ thuật liệt kê các loại rau kết hợp với tù “chưa” thể hiện cách nói hài hước có mà lại không có, cách nói đùa vui với bạn để tạo ra tiếng cười hóm hỉnh mà sâu sắc, một nét cười riêng của Nguyễn Khuyến trong làng cười Việt Nam.: nho nhã, hiểu biết và thông tuệ.. Dân gian thường nói:” Miếng trầu là đầu câu chuyện” nhưng đến khi tiếp bạn thì trầu cũng không có. Tóm lai, vật chất mà Nguyễn Khuyến đón bạn là không có gì. =>Những thứ có cũng được xếp theo trình tự . Từ rượu, thịt ( Cá , cà,gà, cải ( những thứ bình thường của người dân Việt cũng không có) Miếng trầu ( tận độ của bình thường) + Tác giả nói cái có trước (có tất cả), nói cái không sau để phủ định một cách tuyệt đối để khẳng định một điều không có cái gì cả - khẳng định cuộc sống nơi thôn dã quê mùa thanh bạch + Dựng lên thế đối lập, đối lập giữa cái có và cái không, cái chủ quan và cái khách quan, cái ước muốn, tấm lòng của nhà thơ với hiện thực. Ước muốn luôn sẵn lòng, đủ đầy, hiện thực lại thiếu thốn. Tấm lòng rất hào hiệp nhưng do hoàn cảnh khách quan không thể chuẩn bị được mọi thứ để đãi bạn hiền… - Câu thơ kết tác giả muốn nói đến quan hệ vật chất và tình cảm của mình với bạn qua điệp ngữ “ta” và để khẳng định cái có duy nhất của tác giả là “ta với ta”. Điệp ngữ “ta” chỉ bạn và chỉ chính tác giả để khảng định tình cảm thắm thiết, chân thành vượt lên trên cả vật chất, lễ nghi. 3, Kết bài: Khẳng định lại nghệ thuật và nội dung của bài thơ Tóm lại, qua thể thơ đường luật, lời lẽ bình dị, gần gũi với cuộc sống, bài thơ là một nụ cười hóm hỉnh, thân mật, sâu sắc. Bài thơ cũng thể hiện quan niệm về tình bạn cao đẹp vượt lên trên mọi lễ nghi.

Lời giải 1 :

Nguyễn Khuyến nằm trong số những con người có tình bạn đẹp, trong sáng, giản dị thể hiện rất rõ trong bài thơ Bạn đến chơi nhà:

"Đã bấy lâu nay bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng. chợ thời xa"

Bạn đến chơi nhà hoàn cảnh thật thất trớ trêu khi người trẻ tuổi trong nhà đều đã đi vắng, chợ thì lại xa, những lí do khách quan khiến tác giả không thể đãi người bạn của mình những đồ ăn ngon.

Không đi ra ngoài tác giả nhìn vào khu vườn nhà mình nhưng thật không may ao thì có cá nhưng nước lại sâu, gà thì không nhốt mà thả ra vườn, việc bắt lại là gần như không thể. Tác giả thật lòng muốn đãi người bạn những thứ ngon nhưng tất cả đều không thể thực hiện thành công.

Tác giả tiếp tục tìm kiếm đồ ăn để đãi bạn nhưng thất vọng vì cải vừa ra hoa, cà còn nụ, bầu chỉ vừa rụng rốn, mướp thì lại đang ra hoa. Không thịt cá, rau cũng không có, tác giả buồn vì không có cách nào đãi người bạn một cách tử tế nhưng biết làm sao được khi ông không có khả năng đó:

"Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đây, ta với ta"

Ngay cả “miếng trầu là đầu câu chuyện” tác giả cũng không có nốt, nhưng trong cảnh nghặt nghèo đó chỉ một câu thơ cuối thôi đã đủ làm làm sáng lên tình bạn trong sáng, giản dị của tác giả. Hai tâm hồn như hòa làm một đâu cần những thứ vật chất tầm thường đó, với ông tình bạn bè cao quý và tri kỷ mới thực sự quan trọng nhất.

Bài thơ sử dụng ngôn từ trong sáng, thuần Việt, từng câu thanh thoát tự nhiên dễ đọc dễ nhớ đã giúp tác giả thể hiện tình cảm chân thành, đáng quý, trong sáng và không có chút vụ lợi với bạn mình.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Tham khảo 

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ được độc giả biết đến với những bài thơ luôn có những nét mộc mạc, lối suy nghĩ đơn giản, dễ hiểu nhưng bao hàm trong đó là những tình cảm thiết tha, hết lòng vì mọi người. ông đã có những bài thơ rất hay để nói về tình bạn của mình với những lời tâm tình, thể hiện tình bạn trong sáng, hết lòng vì nhau mà không có điều gì ngăn cách. Và trong số những bài thơ ấy, “Bạn đến chơi nhà” là minh chứng rõ nhất cho điều đó:

Mở đầu bài thơ như một lời tâm tình của tác giả, cũng như một lời nói thân mật của một người bạn dành cho tri kỉ của mình. Trong đó chúng ta cũng cảm nhận được sự thân ái, và thoải mái khi được gặp lại những người có cùng tâm tình của mình trong hoàn cảnh đã rất lâu rồi mới được gặp nhau:

“Đã bấy lâu nay bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng chợ thời xa
Ao sâu, sóng cả khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có”

Cả sáu câu tiếp theo, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật để liệt kê ra hàng loạt những khó khăn hiện tại của mình. Tuy cũng có những sự phóng đại ở đó, nhưng chúng ta không thể phủ nhận được rằng trong hoàn cảnh ấy, gia đình của nhà thơ thực sự không có gì “ra trò” để đãi khách.

Lúc người bạn tới chơi, trong gia đình lúc này chẳng có ai ngoài nhà thơ nghèo cả. Tất cả người trẻ đã đi ra ngoài rồi, không còn ai để nhờ mua đồ tiếp khách được nữa. Có cái chợ là nơi mua bán tất cả những đồ cần thiết thì lại quá xa, khiến cho chủ nhà không biết phải làm như thế nào hết. Ngay cả những món rau dân dã cũng không có sẵn ở trong vườn. Hàng loạt những dẫn chứng của tác giả như lời than trách “cải chửa ra cây”, “cà mới nụ”, “bầu vừa rụng rốn”, “mướp đương hoa”. Cuối cùng, ngay cả tới miếng trầu được mệnh danh là “đầu câu chuyện” cũng chẳng có để đưa cho bạn mình - những thứ vốn được coi là những thứ cơ bản nhất trong những cuộc gặp mặt.

Thế nhưng, cho dù có rất nhiều lí do đi chăng nữa thì câu thơ cuối cùng, tất cả lại như được vỡ òa trong cảm xúc và trở thành linh hồn của cả bài thơ: “ Bác đến chơi đây ta với ta”. Tất cả những thứ vật chất giờ đã không còn quan trọng nữa. Chỉ cần có tấm lòng, có sự chân thành là đủ. Đã không còn là hai con người, tác giả và cả người tri kỉ đã giống như nhau “ta với ta”. Đó cũng chính là điều đáng quý nhất trong mối quan hệ của con người và con người.

Qua bài thơ trên, ta cảm nhận được một cách sâu sắc về tình bạn của nhà thơ Nguyễn Khuyến và người bạn của mình. Đó là một tình bạn không màng vật chất mà chỉ có sự chân thành và tấm lòng đối xử với nhau. Đó làm một điều rất đáng được trân trọng và học tập trong mối quan hệ của chúng ta.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247