(Câu 5 và 7 ở trong hình ảnh mà mik gửi nhé)
Câu 1
*Cấu tạo ngoài:
Trùng roi: Hình thoi, đầu tù, đuôi nhọn, ở đầu có 1 roi
Trùng giày: Có hình giống chiếc giày, có lông bơi bao quanh cơ thể
Trùng biến hình: Ko có hình dạng cố định, có cấu tạo đơn bào đơn giản nhất
Trùng kiết lị: Ngoài tự nhiên tồn tại ở trạng thái kết bào xác
Trùng sốt rét: Kích thước nhỏ hơn hồng cầu
*Đời sống:
Trùng roi: tự dưỡng và dị dưỡng, sống tự do
Trùng giày: dị dưỡng, sống tự do
Trùng kiết lị: dị dưỡng bằng cách nuốt hồng cầu, kí sinh
Trùng sốt rét: dị dưỡng, kí sinh
Trùng biến hình: dị dưỡng
*Di chuyển:
Trùng roi: Trùng roi di chuyển nhờ roi, Khi di chuyển, roi xoáy vào nước như mũi khoan. Nhờ tác dụng của lực khoan này, đầu chúng hơi đảo và cơ thể vừa tiến vừa xoay quang mình nó.
Trùng biến hình: di chuyển bằng chân giả do sự chuyển động của chất nguyên sinh tạo thành
Trùng giày: Trùng giày di chuyển theo kiểu vừa tiến vừa xoay nhờ lông bơi bao
Trùng kiết lị: di chuyển bằng chân giả
trùng sốt rét: ko di chuyển được
Câu 2:
-Trùng kiết lị gây các vết loét hình miệng núi lửa ở thành ruột để nuốt hồng cầu tại đó, gây ra chảy máu. Chúng sinh sản rất nhanh để lan ra khắp thành ruột, làm cho người bệnh đi ngoài liên tiếp, suy kiệt sức lực rất nhanh và có thể nguy hiếm đến tính mạng nếu không chữa trị kịp thời.
Câu 3:
-Đồng bào miền núi chưa có hình thành thói quen mắc màn khi đi ngủ, một số nơi điều kiện sống còn khó khăn, vấn đề môi trường không được đảm bảo. Điều này tạo cơ hội để bệnh sốt rét dễ lây truyền nhanh.
Câu 4:
Cấu tạo ngoài:
-Thủy tức: Cơ thế thuỷ tức hình trụ dài. Phần dưới gọi là đế bám vào giá thể. Phần Trên có lồ miệng, xung quanh có các tua miệng toả ra. Cơ thể có đối xứng tỏa tròn.
-San hô: sống bám cơ thể ,hình trụ
- Sứa: cơ thể hình dù, đối xứng tỏa tròn
Đời sống:
-Thủy tức: sống ở nước ngọt, thường bám vào cây thủy sinh.
-San hô: sống bám
-sứa: sống tự do, thik nghi vs mt ở biển
Di chuyển:
-thủy tức:
có 2 kiểu di chuyển: +sâu đo
+lộn đầu
-San hô: ko di chuyển
-sứa: co bóp dù
Câu 6:
Đặc điểm của trai sông:
- Có lối sống chui rúc trong bùn, di chuyển chậm chạp, có 2 mảnh vỏ bằng đá vôi che chở bên ngoài.
- Phần đầu cơ thể trai tiêu giảm nhưng nhờ hai đôi tấm miệng và hai đôi tấm mang nên trai lấy được thức ăn và oxy.
- Trai phân tính, đến mùa sinh sản trứng của trai cái được chuyển đến mang và tinh trùng của trai đực cũng được di chuyển đến đó, xảy ra sự thụ tinh và nở thành ấu trùng trai.
Câu 7:
Khi nuôi cá mà không thả trai, nhưng trong ao vẫn có trai là vì ấu trùng trai thường bám vào mang và da cá. Vào ao cá, ấu trùng trai phát triển bình thường.
Câu 8:
(* CHÚ Ý: Câu này là câu liên hệ thực tế ! mik ko biết bn ở đâu nên mik nói về địa phương mik nên bn dừng thắc mắc nhé!!!:) CHÚC BN HỌC TỐT ! )
- Ở địa phương em ốc là loại thân mềm đc lm TP. Ko có loài nào có giá trị xuất khẩu
Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247