TIẾT 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỰ NHIÊN
- Khí hậu đặc trưng: khô nóng.
- Cảnh quan chính: hoang mạc, xavan.
- Tài nguyên: bị khai thác mạnh.
+ Khoáng sản: kim loại đen-màu, nhưng đang cạn kiệt.
+ Rừng ven hoang mạc bị khai thác mạnh → sa mạc hóa.
- Biện pháp khắc phục:
+ Khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
+ Tăng cường thủy lợi hóa.
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
1. Dân cư
- Dân số tăng nhanh.
- Tỷ lệ sinh cao.
- Tuổi thọ trung bình thấp.
- Trình độ dân trí thấp.
2. Xã hội
- Xung đột sắc tộc.
- Tình trạng đói nghèo nặng nề.
- Bệnh tật hoành hành: HIV, sốt rét...
- Chỉ số HDI thấp.
→ Biện pháp khắc phục:
+ Cần sự cải thiện cuộc sống.
+ Cần ổn định để phát triển kinh tế.
+ Cần sự giúp đỡ của thế giới về y tế, giáo dục, lương thực chống đói nghèo và bệnh tật.
→ Hiện nay châu Phi đang nhận được sự giúp đỡ từ nhiều tổ chức quốc tế. Việt Nam đã hỗ trợ về giảng dạy, tư vấn kỹ thuật.
III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ
1. Thành tựu
- Nền kinh tế châu Phi hiện đang phát triển theo hướng tích cực.
2. Hạn chế
- Quy mô nền kinh tế nhỏ bé: 1,9% GDP toàn cầu, lại chiếm đến hơn 13% dân số.
- Đa số các nước châu Phi thuộc nhóm kém phát triển nhất thế giới.
3. Nguyên nhân
- Sự kìm hãm của chủ nghĩa thực dân.
- Đường biên giới quốc gia hình thành tùy tiện trong lịch sử → nguyên nhân gây xung đột, tranh chấp.
- Khả năng quản lí yếu kém của nhà nước.
- Dân số tăng nhanh...
TIẾT 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA MĨ LA TINH
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
1. Về tự nhiên
- Cảnh quan chủ yếu: rừng nhiệt đới ẩm và xavan cỏ.
- Khoáng sản: đa dạng, chủ yếu là kim loại màu, kim loại quý và năng lượng.
→ Tự nhiên giàu có, tuy nhiên đại bộ phận dân cư không được hưởng các nguồn lợi này.
2. Về dân cư và xã hội
- Chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội rất lớn.
- Tỉ lệ dân số sống dưới mức nghèo khổ lớn 37 – 62%.
- Tỉ lệ dân thành thị cao, phần lớn sống trong điều kiện khó khăn.
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ
1. Thực trạng
- Nền kinh tế phát triển thiếu ổn định: tốc độ tăng trưởng GDP thấp, dao động mạnh.
- Phần lớn các nước Mĩ La tinh có tỉ lệ nợ nước ngoài cao.
2. Nguyên nhân
- Tình hình chính trị không ổn định.
- Nguồn đầu tư nước ngoài giảm mạnh.
- Vấn đề quản lí nhà nước: duy trì cơ cấu xã hội phong kiến trong thời gian dài, thế lực bảo thủ Thiên chúa giáo cản trở, chưa xây dựng đường lối phát triển kinh tế - xã hội hợp lí, còn phụ thuộc nước ngoài.
3. Biện pháp
- Củng cố bộ máy nhà nước.
- Phát triển giáo dục, cải cách kinh tế.
- Tiến hành công nghiệp hóa, tăng cường mở cửa.
TIẾT 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á
1. Khu vực Tây Nam Á
- Vị trí địa lí: Nằm ở Tây Nam châu Á, tiếp giáp 3 châu lục Á, Âu, Phi; án ngữ trên đường hàng hải quốc tế từ Á sang Âu → Có vị trí chiến lược về kinh tế, giao thông, quân sự.
- Diện tích: Khoảng 7 triệu km2.
- Dân số: 313 triệu người (năm 2005).
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên:
+ Khí hậu khô, nóng nhiều núi, cao nguyên và hoang mạc.
+ Tài nguyên chủ yếu là dầu mỏ, khí tự nhiên… tập trung ở vùng vịnh Péc-xich.
- Đặc điểm xã hội:
+ Nơi ra đời nhiều tôn giáo, nền văn minh.
+ Hiện nay đa số dân cư theo đạo Hồi nhưng bị chia rẽ thành nhiều giáo phái mất ổn định.
2. Khu vực Trung Á
- Vị trí địa lí: Nằm ở trung tâm châu Á, không tiếp giáp biển hay đại dương nào, án ngữ trên con đường tơ lụa → Có vị trí chiến lược về quân sự, kinh tế.
- Diện tích: Khoảng 5,6 triệu km2.
- Dân số: 61,3 triệu người (năm 2005).
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên:
+ Khu vực giàu có về tài nguyên dầu khí, sắt, đồng, thủy điện, than, urani…
+ Khí hậu khô hạn, thích hợp trồng bông và cây công nghiệp.
+ Các thảo nguyên chăn thả gia súc.
- Đặc điểm xã hội:
+ Khu vực đa sắc tộc, mật độ dân số thấp.
+ Trừ Mông Cổ, đa số dân cư theo đạo Hồi.
+ Giao thoa văn minh phương Đông và Tây.
3. Nét tương đồng giữa hai khu vực Tây Nam Á và Trung Á
- Là những khu vực có vị trí địa lí mang tính chiến lược.
- Khí hậu khô hạn.
- Giàu tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ).
- Tỉ lệ dân cư theo đạo Hồi cao.
- Đang tồn tại những mâu thuẫn liên quan đến tranh chấp quyền lợi về đất đai, tài nguyên dẫn đến các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo và khủng bố.
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á
1. Vai trò cung cấp dầu mỏ
- Trữ lượng dầu mỏ lớn, Tây Nam Á chiếm 50% thế giới → nguồn cung chính cho thế giới → trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc.
2. Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố
a) Hiện tượng
- Luôn xảy ra các cuộc chiến tranh, xung đột giữa các quốc gia, giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo, giữa các giáo phái trong Hồi giáo, nạn khủng bố.
- Hình thành các phong trào li khai, tệ nạn khủng bố ở nhiều quốc gia.
b) Nguyên nhân
- Do tranh chấp quyền lợi: Đất đai, tài nguyên, môi trường sống.
- Do khác biệt về tư tưởng, định kiến về tôn giáo, dân tộc có nguồn gốc từ lịch sử.
- Do các thế lực bên ngoài can thiệp nhằm vụ lợi.
c) Hậu quả
- Gây mất ổn định ở mỗi quốc gia, trong khu vực và làm ảnh hưởng tới các khu vực khác.
- Đời sống nhân dân bị đe dọa và không được cải thiện, kinh tế bị hủy hoại và chậm phát triển.
- Ảnh hưởng tới giá dầu và phát triển kinh tế của thế giới.
TIẾT 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỰ NHIÊN
- Khí hậu đặc trưng: khô nóng.
- Cảnh quan chính: hoang mạc, xavan.
- Tài nguyên: bị khai thác mạnh.
+ Khoáng sản: kim loại đen-màu, nhưng đang cạn kiệt.
+ Rừng ven hoang mạc bị khai thác mạnh → sa mạc hóa.
- Biện pháp khắc phục:
+ Khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
+ Tăng cường thủy lợi hóa.
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
1. Dân cư
- Dân số tăng nhanh.
- Tỷ lệ sinh cao.
- Tuổi thọ trung bình thấp.
- Trình độ dân trí thấp.
2. Xã hội
- Xung đột sắc tộc.
- Tình trạng đói nghèo nặng nề.
- Bệnh tật hoành hành: HIV, sốt rét...
- Chỉ số HDI thấp.
→ Biện pháp khắc phục:
+ Cần sự cải thiện cuộc sống.
+ Cần ổn định để phát triển kinh tế.
+ Cần sự giúp đỡ của thế giới về y tế, giáo dục, lương thực chống đói nghèo và bệnh tật.
→ Hiện nay châu Phi đang nhận được sự giúp đỡ từ nhiều tổ chức quốc tế. Việt Nam đã hỗ trợ về giảng dạy, tư vấn kỹ thuật.
III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ
1. Thành tựu
- Nền kinh tế châu Phi hiện đang phát triển theo hướng tích cực.
2. Hạn chế
- Quy mô nền kinh tế nhỏ bé: 1,9% GDP toàn cầu, lại chiếm đến hơn 13% dân số.
- Đa số các nước châu Phi thuộc nhóm kém phát triển nhất thế giới.
3. Nguyên nhân
- Sự kìm hãm của chủ nghĩa thực dân.
- Đường biên giới quốc gia hình thành tùy tiện trong lịch sử → nguyên nhân gây xung đột, tranh chấp.
- Khả năng quản lí yếu kém của nhà nước.
- Dân số tăng nhanh...
TIẾT 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA MĨ LA TINH
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
1. Về tự nhiên
- Cảnh quan chủ yếu: rừng nhiệt đới ẩm và xavan cỏ.
- Khoáng sản: đa dạng, chủ yếu là kim loại màu, kim loại quý và năng lượng.
→ Tự nhiên giàu có, tuy nhiên đại bộ phận dân cư không được hưởng các nguồn lợi này.
2. Về dân cư và xã hội
- Chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội rất lớn.
- Tỉ lệ dân số sống dưới mức nghèo khổ lớn 37 – 62%.
- Tỉ lệ dân thành thị cao, phần lớn sống trong điều kiện khó khăn.
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ
1. Thực trạng
- Nền kinh tế phát triển thiếu ổn định: tốc độ tăng trưởng GDP thấp, dao động mạnh.
- Phần lớn các nước Mĩ La tinh có tỉ lệ nợ nước ngoài cao.
2. Nguyên nhân
- Tình hình chính trị không ổn định.
- Nguồn đầu tư nước ngoài giảm mạnh.
- Vấn đề quản lí nhà nước: duy trì cơ cấu xã hội phong kiến trong thời gian dài, thế lực bảo thủ Thiên chúa giáo cản trở, chưa xây dựng đường lối phát triển kinh tế - xã hội hợp lí, còn phụ thuộc nước ngoài.
3. Biện pháp
- Củng cố bộ máy nhà nước.
- Phát triển giáo dục, cải cách kinh tế.
- Tiến hành công nghiệp hóa, tăng cường mở cửa.
TIẾT 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á
1. Khu vực Tây Nam Á
- Vị trí địa lí: Nằm ở Tây Nam châu Á, tiếp giáp 3 châu lục Á, Âu, Phi; án ngữ trên đường hàng hải quốc tế từ Á sang Âu → Có vị trí chiến lược về kinh tế, giao thông, quân sự.
- Diện tích: Khoảng 7 triệu km2.
- Dân số: 313 triệu người (năm 2005).
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên:
+ Khí hậu khô, nóng nhiều núi, cao nguyên và hoang mạc.
+ Tài nguyên chủ yếu là dầu mỏ, khí tự nhiên… tập trung ở vùng vịnh Péc-xich.
- Đặc điểm xã hội:
+ Nơi ra đời nhiều tôn giáo, nền văn minh.
+ Hiện nay đa số dân cư theo đạo Hồi nhưng bị chia rẽ thành nhiều giáo phái mất ổn định.
2. Khu vực Trung Á
- Vị trí địa lí: Nằm ở trung tâm châu Á, không tiếp giáp biển hay đại dương nào, án ngữ trên con đường tơ lụa → Có vị trí chiến lược về quân sự, kinh tế.
- Diện tích: Khoảng 5,6 triệu km2.
- Dân số: 61,3 triệu người (năm 2005).
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên:
+ Khu vực giàu có về tài nguyên dầu khí, sắt, đồng, thủy điện, than, urani…
+ Khí hậu khô hạn, thích hợp trồng bông và cây công nghiệp.
+ Các thảo nguyên chăn thả gia súc.
- Đặc điểm xã hội:
+ Khu vực đa sắc tộc, mật độ dân số thấp.
+ Trừ Mông Cổ, đa số dân cư theo đạo Hồi.
+ Giao thoa văn minh phương Đông và Tây.
3. Nét tương đồng giữa hai khu vực Tây Nam Á và Trung Á
- Là những khu vực có vị trí địa lí mang tính chiến lược.
- Khí hậu khô hạn.
- Giàu tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ).
- Tỉ lệ dân cư theo đạo Hồi cao.
- Đang tồn tại những mâu thuẫn liên quan đến tranh chấp quyền lợi về đất đai, tài nguyên dẫn đến các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo và khủng bố.
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á
1. Vai trò cung cấp dầu mỏ
- Trữ lượng dầu mỏ lớn, Tây Nam Á chiếm 50% thế giới → nguồn cung chính cho thế giới → trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc.
2. Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố
a) Hiện tượng
- Luôn xảy ra các cuộc chiến tranh, xung đột giữa các quốc gia, giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo, giữa các giáo phái trong Hồi giáo, nạn khủng bố.
- Hình thành các phong trào li khai, tệ nạn khủng bố ở nhiều quốc gia.
b) Nguyên nhân
- Do tranh chấp quyền lợi: Đất đai, tài nguyên, môi trường sống.
- Do khác biệt về tư tưởng, định kiến về tôn giáo, dân tộc có nguồn gốc từ lịch sử.
- Do các thế lực bên ngoài can thiệp nhằm vụ lợi.
c) Hậu quả
- Gây mất ổn định ở mỗi quốc gia, trong khu vực và làm ảnh hưởng tới các khu vực khác.
- Đời sống nhân dân bị đe dọa và không được cải thiện, kinh tế bị hủy hoại và chậm phát triển.
- Ảnh hưởng tới giá dầu và phát triển kinh tế của thế giới.
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247