Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm bể dâu mới có được hòa bình và nền độc
lập như hôm nay. Đó là nhờ vào sự nỗ lực cống hiến cũng như tinh thần đoàn kết và lòng
yêu nước sâu sắc của mỗi thế hệ. Cho đến ngày nay, lòng yêu nước vẫn luôn là thứ tình
cảm thiêng liêng cần được trân trọng và phát triển hơn nữa.
Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để
dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình cảm
cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước. Đó là yêu sông, yêu
núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm ấy đơn
giản, gần gũi và nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người.
Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó
nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng
chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với
kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía
trước dành lại độc lập tự do cho nhân dân. Lòng yêu nước lúc đó mạnh
mẽ và quyết liệt. Đó là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, tương thân tương
ái, cùng nhau chống lại kẻ thù. Chiến tranh ác liệt nhưng như Bác Hồ
từng nó thì “lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp
nước”.
Lòng yêu nước lúc đó chính là cố gắng không ngừng nghỉ, cố gắng ngày và đêm để giữ
lấy độc lập của đất nước. Quân thù hung ác nhưng ý chí chiến đấu của nhân dân càng
phải quyết tâm. Tình yêu nước nồng nàn và tha thiết đó là vũ khí để chiến thắng kẻ thù.
Trong thời bình, lòng yêu nước thể hiện ở việc chung ta xây dựng xã hội chủ nghĩa, mang
lại cuộc sống no đủ cho nhân dân và sự vững bền cho đất nước.
Tình yêu mà chúng ta dành cho làng quên yên bình, cho những dòng sông đổ nặng phù
sa, cho bãi mía nương dâu. Nhà văn Ê ren bua từng nói “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu
quê hương tạo nên lòng yêu Tổ quốc”. Những tình yêu tưởng chừng như bình dị như vậy
nhưng lại tạo nên một tình yêu lớn lao và cao cả hơn.
Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra cho tới lúc lớn khôn và trưởng thành thì gia đình là nơi nuôi
dưỡng, dạy dỗ. Đó là nơi chúng ta cần yêu thương đầu tiên. Mai này chúng ta lớn lên có
trường học, xã hội, những người bạn xung quanh. CHúng ta cần phải san sẻ tình yêu
thương của mình cho tất cả mọi người nếu có thể. Đôi khi lòng yêu nước chỉ là tình cảm
đơn giản, bình dị như vậy nhưng lại có ý nghĩa rất lớn.
Đất nước ta đang đi lên chủ nghĩa xã hội, thế hệ trẻ cần phải cống hiến và chung tay xây
dựng đất nước phát triển hơn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì cần phải cố gắng
chăm học, rèn luyện không ngừng để trở thành người công dân tốt cho xã hội.
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân".
2. Thân bài
a) Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ
- "Thương" là trạng thái cảm xúc xót xa, đồng cảm trước một số phận, một cảnh ngộ nào đó hay chăm sóc, giữ gìn, quý trọng bản thân mình và những người xung quanh. Đó là thứ cảm xúc chân thành, sâu sắc giữa người với người trong cuộc sống.
- Thương người : "người" ở đây được hiểu là người khác, không phải là mình; "thương người" nghĩa là bằng tấm lòng của mình có thể thấu hiểu được, cảm thông được và chia sẻ, giúp đỡ được những hoàn cảnh khó khăn, vất vả của người khác.
- Từ "như" biểu thị quan hệ tương đồng, ngang bằng trong sự so sánh về một mặt nào đó giữa các sự vật, sự việc.
- Thương thân: "thân" ở đây là thân mình; "thương thân" chính là thương bản thân mình.
=> "Thương người như thể thương thân": Câu tục ngữ này ý nói thương bản thân mình như thế nào, hiểu nỗi khó khăn, thiếu thốn của mình ra sao thì cũng phải đồng cảm, sẻ chia niềm vui, nỗi buồn, nỗi đau của người khác như vậy.
b) Tại sao phải "Thương người như thể thương thân"?
- Vì mỗi con người là một cá thể không thể tách rời cộng đồng. (Ví dụ: Tình làng nghĩa xóm thể hiện ở chỗ khi có một gia đình không may gặp một chuyện gì đó cần giúp đỡ, chúng ta cần quan tâm, chia sẻ và có thể giúp đỡ họ dựa trên khả năng của bản thân.)
- Hơn nữa, chúng ta cùng chung một lãnh thổ, một quốc giá với 54 dân tộc cùng chung một màu da, chúng ta giúp đỡ, yêu thương nhau là chuyện đương nhiên và nên làm (Lấy ví dụ chứng minh).
c) Đánh giá chung về câu tục ngữ
- Nhắn nhủ mỗi con người cần có tấm lòng bao dung, biết lắng nghe, quan tâm, thấu hiểu những người quanh mình.
- Thông điệp về tình thân bác ái trên khắp mọi miền của Tổ quốc.
- Phê phán những người ích kỉ, lạnh lùng, dửng dung trước những khó khăn, nỗi khổ của người xung quanh.
3. Kết bài
- Khẳng định lại tính đúng đắn của câu tục ngữ.
- Nêu bài học cho bản thân.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247