Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 a) Tục ngữ là gì? 2. Tiếng Việt a) Hoàn...

a) Tục ngữ là gì? 2. Tiếng Việt a) Hoàn thành các ý sau: - Rút gọn câu là khi nói hoặc viết người ta..........................................

Câu hỏi :

a) Tục ngữ là gì? 2. Tiếng Việt a) Hoàn thành các ý sau: - Rút gọn câu là khi nói hoặc viết người ta...................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... - Việc rút gọn câu thường nhằm những mục đích: + ...................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... + ...................................................................................................................................................................... - Những điều cần lưu ý khi rút gọn câu: + ...................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... + ...................................................................................................................................................................... b) Đặt câu rút gọn thành phần chủ ngữ, vị ngữ, cả chủ ngữ và vị ngữ ...................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................... c) Trong các trường hợp sau, câu nào là câu rút gọn? Những thành phần nào của câu được rút gọn? Rút gọn như vậy để làm gì? - Uống nước nhớ nguồn. - Tấc đất, tấc vàng. - Người ta là hoa đất. ...................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................... d) Trong các đoạn văn sau, câu nào là câu rút gọn? Những thành phần nào của câu được rút gọn? Rút gọn như vậy để làm gì? Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

Lời giải 1 :

@Học Tốt

a, Tục ngữ: là những câu ngắn gọn lưu truyền trong dân gian, hoặc có vế có đối, hoặc có vần vè, hoặc so sánh án dụ,... đúc kết kinh nghiệm sản xuất, nêu lên bài học nhân sinh, để mọi người vận dụng, biểu đạt tình cảm, tư tưởng, hành động của mình vào cuộc sống hàng ngày.

b, 

- Rút gọn câu là khi nói hoặc viết người ta có thể lược bỏ một số thành phần của câu.

Việc rút gọn câu nhằm mục đích:

+ Làm cho câu gọn, thông tin được nhanh.

+ Tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.

- Những chú ý khi rút gọn câu: 

+ Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói.

+ Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.

c, Đặt câu:

1. Rút gọn thành phần chủ ngữ:

- Hãy biết trân trọng, nâng niu và quý trọng thời gian.

2. Rút gọn thành phần vị ngữ:

Hùng hỏi:

- Bạn nào muốn trình bày phần tranh luận này

Lan trả lời:

- Tôi.

=> "Tôi" là câu rút gọn.

3. Rút gọn cả chủ và vị:

Linh hỏi Tuấn rằng:

- Bao giờ cậu đi chơi.

Tuấn đáp:

- Chủ nhật.

=> "Chủ nhật" là câu rút gọn.

d,

- Câu rút gọn là: Uống nước nhớ nguồn.

- Thành phần được rút gọn: Chủ ngữ

- Mục đích rút gọn: ngụ ý hành động là của nhiều người. Ở đây, câu tục ngữ muốn gửi gắm đến chúng ta rằng phải có lòng biết ơn những người đã tạo dựng thành quả cho chúng ta; biết ơn là nhiệm vụ của tất cả mọi người.

e, 

- Câu rút gọn:

+ Có khi được trưng bày trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.

+ Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

- Thành phần rút gọn: Chủ ngữ

- Tác dụng: 

+ Thông tin nhanh

+ Giúp câu văn ngắn gọn

+ Tránh lặp từ 

+ Đề cao giá trị của tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

@Gaumatyuki

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247