Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Chỉ ra và nêu tác dụng của điệp ngữ được...

Chỉ ra và nêu tác dụng của điệp ngữ được sử dụng trong hai câu thơ đầu của bài thơ Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng). (tạo nhịp điệu, nhấn mạnh ý, gợi cảm xúc)

Câu hỏi :

Chỉ ra và nêu tác dụng của điệp ngữ được sử dụng trong hai câu thơ đầu của bài thơ Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng). (tạo nhịp điệu, nhấn mạnh ý, gợi cảm xúc)

Lời giải 1 :

Hai câu thơ đầu: 

"Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên

Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên"

`-` Điệp ngữ: "xuân"

$\Rightarrow$  Tác dụng: Tạo âm hưởng, giữ nhịp cảm xúc cho bài thơ. Mở ra một không gian thơ mộng, bát ngát, như vô giới hạn, với con sông, mặt nước tiếp liền với bầu trời. Nhấn mạnh vẻ đẹp và sức sống mùa xuân. Khí xuân, sắc xuân thấm nhuần vào mọi cảnh vật và tràn ngập cả đất trời. Qua đó tô đậm tâm hồn nhạy cảm cùng ngòi bút tinh tế, tài hoa của tác giả.

$#anpham181109$

Thảo luận

Lời giải 2 :

                     Phép điệp ngữ ở hai câu đầu bài thơ " Nguyên tiêu " :

             Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên

             Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên 

– [ Xuân ] ⇒ được lặp lại 3 lần

        → Kiểu điệp ngữ " nối tiếp "

         Tác dụng : Nổi bật hoá không gian cao rộng bát ngát , tràn đầy ánh sáng và sức sống của mùa xuân trong đêm rằm tháng Giêng . Nhấn mạnh sự diễn tả vẻ đẹp và khí xuân , sắc xuân đang ngập tràn đất trời rộng lớn , bao la . Từ đó bộc lộ cảm xúc nồng nàn , thiết tha trước vẻ đẹp thiên nhiên nên thơ , cuốn hút của Bác . Ngoài ra khắc hoạ nên một bức tranh về cảnh khuya vô cùng thơ mộng , nhưng lại rất giản đơn chỉ với 2 gam màu trắng và đen ( sáng và tối ) . 

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247