Viết về ánh trăng trong bài thơ “Cảnh khuya”, Hồ Chí Minh thể hiện một sắc thái, một cảm xúc đặc biệt. Trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh vẽ ra khung cảnh đêm khuya ánh trăng được đặt trong mối quan hệ với vạn vật nơi rừng sâu và phản chiếu hình ảnh con người đang ôm mối suy tư khi liên quan đến vận nước. Trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, thể hiện rằng, Bác là một người rất yêu thiên nhiên. Trong bức tranh của Bác, dùng từ động tả tĩnh làm âm thanh tiếng suối vang vọng, trong trẻo, gần gũi. Bài thơ "Cảnh khuya" là sự gắn bó, hòa hợp giữa tình yêu thiên nhiên và tình yêu nước sâu nặng trong con người Hồ Chí Minh, mang chất thi sĩ, chiến sĩ hài hòa, gắn bó và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.
"Tiếng suối trong trong như tiếng hát xa/ Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa" - hai câu thơ đầu của bài thơ Cảnh khuya đã tái hiện bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Đó là âm thanh tiếng suối "trong trẻo" trong đêm khuya thanh vắng đã khơi dậy trong lòng người vô vàn cảm xúc. So sánh "như tiếng hát xa' gợi độ trong trẻo của âm thanh nơi núi rừng Việt Bắc. Ta còn đặc biệt ấn tượng với nghệ thuật điệp "lồng" trong câu thơ sau cùng với hình ảnh liệt kê "trăng, cổ thụ, hoa" khơi gợi vẻ đẹp bức tranh cảnh khuya thơ mộng vô ùng. Chính hình ảnh thiên nhiên đậm hương vị cổ điển đã làm sống dậy trong Bác cảm xúc tuyệt đẹp.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247