Đáp án:
Giải thích các bước giải:
.Cách chăm sóc gà chọi con mới nởGà mới nở phải được chăm sóc thật cẩn thận do sức đề kháng và khả năng chống chịu tác nhân ngoại cảnh là rất yếu. Do vậy, khi gà mới nở phải được nuôi trong chuồng úm gà được quay kín để tránh chuột bọ. Đồng thời, trải một lớp đệm trấu và thắp điện sưởi ấm 24/24 cho gà trong tuần đầu tiên.
Trong chuồng úm của gà chọi đảm bảo luôn có thức ăn, nước uống sạch sẽ cho gà. Đồng thời, trong nước uống nên pha thêm 5g đường glucozo và 1g vitamin C/ 1 lít nước uống. Để làm tăng sức đề kháng cho gà con. Kết hợp với việc thay trấu trải nền mỗi ngày để tránh vi khuẩn ẩn trong lớp nền gây hại cho gà con.Còn đối với thức ăn dinh dưỡng trong cách chăm sóc gà chọi con nhanh lớn thì hiện nay đa phần sử dụng cám côn nghiệp. Vừa giúp gà có đủ chất mà lại nhanh lớn.
Kỹ thuật chăm sóc gà – Tiêu chuẩn khẩu phần thức ăn gà con 0 – 6 tuần tuổi:
Gà con sinh trưởng nhanh, trao đổi chất mạnh, vì vậy, thức ăn cho gà con phải đầy đủ về số lượng. Các nguyên liệu đã sản xuất thức ăn phải tốt. Trong 3 tuần đầu, cho gà ăn tự do cả ngày lẫn đêm. Sau 3 tuần tuổi cho ăn hạn chế theo khối lượng cơ thể gà ở các tuần tuổi,đối với gà trống 4 – 6 tuần tuổi cho ăn từ 44 – 54g thức ăn/ngày tương đương với khối lượng cơ thể 605 – 860g; gà mái cho ăn từ 40 – 50g thức ăn/ngày tương đương với khối lượng cơ thể 410 – 600g.
Thức ăn cho gà 7 – 20 tuần tuổi
Đặc điểm gà ở giai đoạn này là tiếp tục tăng trưởng nhanh, nhưng tích luỹ mỡ nhiều (chóng béo), đối với gà hậu bị lại phải kìm hãm tăng khối lượng cơ thể và chống béo, để khi lên đẻ cho sản lượng trứng cao và ấp nở tốt. Vì vậy, phải hạn chế số lượng, kể cả chất lượng thức ăn. Số lượng thức ăn giảm còn khoảng 50 – 70% so với mức ăn tự do ban đầu. Còn protein và năng lượng thấp hơn gà đẻ. Gà trống cho ăn tăng dần từ 58 – 108g thức ăn/con/ngày, tương đương với khối lượng cơ thể từ 1 – 2,8kg, gà mái từ 54 – 105g thức ăn/con/ngày, tương đương với khối lượng cơ thể từ 0,7 – 2kg.
– Ưu điểm của cho ăn hạn chế là chống béo sớm, tạo ngoại hình thon, kéo dài thời kỳ đẻ trứng đến 2 tuần, tăng sản lượng trứng giống, đặc biệt là kéo dài thời kỳ đẻ đỉnh cao, tăng số gà con/mái…
– Thực hiện nghiêm ngặt cho ăn hạn chế đối với gà hậu bị hướng thịt là yếu tố quyết định để đạt hiệu quả cao khi gà đi vào sản xuất con giống 1 ngày tuổi.
Tiêu chuẩn khẩu phần cho gà đẻ 21-64 tuần tuổi
– Đẻ khởi động 21 – 24 tuần tuổi: Đặc điểm của giai đoạn này là gà vừa ăn vừa hạn chế xong nên số lượng thức ăn cho gà phải tăng từ từ. Nhưng chất lượng thức ăn như protein, năng lượng… lại cao hơn gà hậu bị và gà đẻ ở giai đoạn sau để đáp ứng cho gà con đang tăng trọng, phát triển và hoàn thiện chức năng sinh sản chuẩn bị cho giai đoạn đẻ cao.
– Đẻ pha I từ 25 – 40 tuần tuổi: Giai đoạn này gà đẻ cao nhất, gà hầu như đã thành thục hoàn toàn, tăng trọng không đáng kể cho nên thức ăn phải đảm bảo cho sản xuất trứng cao. Số lượng thức ăn cho gà ở giai đoạn này là cao nhất, nhưng chất lượng có thấp hơn giai đoạn đẻ khởi động. Nhưng tính ra thì lượng và vật chất khô và dinh dưỡng của thức ăn cung cấp cho gà ở giai đoạn này là cao nhất do gà ăn lượng thức ăn trên dưới 160g/con/ngày.
– Đẻ pha II từ 41 – 64 tuần tuổi: Giai đoạn này có thể kéo dài hoặc rút ngắn tùy theo giá cả thị trường. Đặc điểm của giai đoạn này là gà đẻ giảm dần, tích lũy mỡ bụng nhiều cho nên phải giảm cả số lượng và chất lượng thức ăn cung cấp cho gà. Thức ăn giảm dần từ 160g xuống 145g/con/ngày.
+ Thức ăn cho gà trống ở thời kỳ đạp mái thấp hơn so với gà mái cả lượng và chất. Hiện nay ở nước ta, áp dụng phương pháp cho ăn tách riêng trống mái với số lượng thức ăn cho gà trống 125 – 130g/con/ngày trong suốt thời kỳ sản xuất.
+ Giảm sinh sản thời kỳ đẻ trứng giống cần bổ sung vitamin A, D, E vào thức ăn định kỳ 3 ngày/lần. Mùa nóng cho gà uống nước điện giải và vitamin C.
Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247