Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Câu 1:a)Chi tiết "gióng đánh giặc xong ,cởi áo giáp...

Câu 1:a)Chi tiết "gióng đánh giặc xong ,cởi áo giáp sắt đẻ lại và bay thẳng về trời"có ý nghiã như thế nào ? b)Trong truyện THẠCH SANH em ấn tượng nhất hình ản

Câu hỏi :

Câu 1:a)Chi tiết "gióng đánh giặc xong ,cởi áo giáp sắt đẻ lại và bay thẳng về trời"có ý nghiã như thế nào ? b)Trong truyện THẠCH SANH em ấn tượng nhất hình ảnh nào ?Vì sao? Câu 2:a)so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích b)Qua câu chuyện "Ếch ngồi đáy giếng"em rút ra bài học gì cho bản thân? Câu 3:hãy tạo thành cụm danh từ cho các danh từ sau:mưa,ngôi nhà... Câu 4:nêu nghĩa khái quát của lượng từ.Tìm lượng từ trong các phần trích sau : a)Các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. (Thạch Sanh) b)Tình yêu bao la với dân, với nước trước hết phải xuất phát từ tình nghĩa đối với những người thân trong gia đình. Bác Hồ bằng những hành động quan tâm đến người cha đã mang đến cho chúng ta một bài học sâu sắc về đạo làm con. (Theo Những kỉ niệm cảm động về Bác Hồ ) Câu 5:Tìm cụm danh từ trong câu sau : Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực,muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng. Câu 6:Câu sau đây từ nào dùng không đúng? Hãy chữa lại cho đúng? Ngày mai,chúng ta sẽ đi thăm nhà công tử Bạc Liêu.

Lời giải 1 :

Câu 1:

a)Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời. Gióng cũng như chính nhân dân, đánh giặc vì lòng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh thân mình mà không đòi hỏi được khen thưởng hay ban cho danh lợi.

b, Chi tiết em thích nhất là chi tiết niêu cơm thần của chàng Thạch Sanh. Sau khi dùng tiếng đàn thần thu phục quân giặc, chàng dùng niêu cơm thần nấu bữa cơm mời những kẻ thua trận. Nhìn niêu cơm bé xíu, những kẻ bại trận còn bĩu môi, không muốn cầm đũa. Chàng đã đố họ ăn hết và hứa sẽ trọng thưởng cho ai ăn hết. Nhưng càng ăn, niêu cơm càng đầy lên khiến quân giặc phải nể phục và cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh. Điều đó thể hiện tấm lòng nhân đạo của chàng Thạch Sanh, chàng dùng tấm lòng nhân đạo để thu phục kẻ thù, tránh cho cảnh binh đao loạn lạc, dân chúng lầm than.

Câu 2:

a) +Giống nhau: 
- Đều là truyện dân gian.
- Có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
- Có nhiều chi tiết giống nhau: sự ra đời thần kì, nhân vật chính có tài năng phi thường…
+ Sự khác nhau:
- Kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử được kể.
- Người kể, người nghe tin câu chuyện có thật (dù có yếu tố tưởng tượng kì ảo).
- Kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc.Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, v v…
- Người kể, người nghe không tin câu chuyện là có thật (dù có yếu tố thực tế).

b, - Không nên chủ quan, kiêu ngạo , coi thường những người xung quanh. Sự thiếu hiểu biết kết hợp với thói kiêu ngạo, huênh hoang không chỉ gây rạn nứt những mối quan hệ tốt đẹp mà còn dễ dẫn đến những thất bại.

Câu 3:

- Trận mưa to.

- Những ngôi nhà ngoài kia thật đẹp làm sao.

Câu 4:

Lượng Từ trong câu a là: Các

Lượng Từ trong câu b là: Những, những

Câu 5:

Cụm danh từ trong  câu trên là:  Một người chồng thật xứng đáng

Câu 6:

Thay thăm quan bằng tham quan.

                                      Chúc bn hok tốt !

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247