Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một trong...

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một trong hai bài thơ lục bát “ À ơi tay mẹ,“ Về thăm mẹ ” hoặc về một bài ca dao mà em đã học - câu hỏi 3223887

Câu hỏi :

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một trong hai bài thơ lục bát “ À ơi tay mẹ,“ Về thăm mẹ ” hoặc về một bài ca dao mà em đã học

Lời giải 1 :

Mỗi người con của đất Việt yêu thương hầu như ai lớn lên cũng may mắn được đắm chìm trong lời ru ngọt ngào của mẹ, của bà từ thuở nằm nôi. Bài ca dao về “Công cha nghĩa mẹ” dường như ai cũng nhớ, cũng ghi sâu: “Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!” Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn; ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời”, núi hùng vĩ, núi cao chót vót, cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”- nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ đươc so sánh với “nước ở ngoài biển Đông”. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ công cha với lại tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát cùng thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ. Thấm thía và rung động biết bao. “Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông” Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi!” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết “ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ: “Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!” Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo. Bài ca dao là lời nhắc nhở sâu sắc về đạo làm con của mỗi người đối với đấng sinh thành của mình.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Tuổi thơ của mỗi đứa trẻ hẳn không thể thiếu được lời ru của bà, của mẹ - nhân tố chính đưa chúng ta vào giấc ngủ ngon. Bài thơ “À ơi tay mẹ” của Bình Nguyên đã đưa lời ru của mẹ vào với những hình ảnh gần gũi nhất đối với một đứa trẻ. Trong lời ru của mẹ xuất hiện ánh trăng, ngọn gió thu, sương mù, lá cây,... cho đứa con có thể hình dung được về thế giới, sự vật quanh mình. Lời ru của mẹ bắt đầu bằng hai tiếng “à ơi” thân thiết, yêu thương, là cách gọi âu yếm của cha mẹ đối với con cái. Lời ru ấy được tác giả cảm nhận bằng mọi sự vật, mọi cung bậc cảm xúc của tình thương. Lời ru của mẹ không chỉ đơn thuần ru con ngủ mà còn làm “mềm ngọn gió thu”, “tan đám sương mù”, làm “cái khuyết tròn đầy:, “sóng lặng bãi bồi”, “đời nín cái đau”,.... Thực ra lời ru đâu có sức mạnh như thế, chính tình cảm được truyền tải của người mẹ và sự cảm vừa ngây thơ vừa sâu sắc của tác giả đã làm lời ru ấy trở nên kì diệu, thiêng liêng. Mượn hình ảnh lời ru, tác giả còn nói tới những sự vật, hiện tượng ẩn sau đó, cũng là để cảm nhận về thế giới qua người mẹ tần tảo của mình. Đồng thời nâng lời ru trở thành đôi cánh, sức mạnh để mỗi đứa trẻ thêm hạnh phúc và tự tin. Lời ru của mẹ không chỉ ru giấc ngủ của con mà còn ru cả những nỗi niềm, thổn thức trong tâm hồn trẻ thơ bé bỏng của mỗi đứa trẻ trước thế giới bao la rộng lớn

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247