Trang chủ Sinh Học Lớp 7 7A+C (70 CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN SINH 7 TRONG...

7A+C (70 CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN SINH 7 TRONG THỜI GIAN NGHỈ TRÁNH DỊCH COVID - 19 Câu 1: Giun đất có cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống trong đất như thế nà

Câu hỏi :

Ai giải hộ mình bài này vs các bạn

image

Lời giải 1 :

1.

* Những đặc điểm thích nghi của giun đất với đời sống trong đất :
 - Có thể hình giun.
 - Các đốt phần đầu có thành cơ phát triển.
 - Chi bên tiêu giảm nhưng vẫn giữ các vòng tơ để làm chỗ dựa khi giun chui rúc trong đất.
  * Lợi ích :
 - Nhờ hoạt động đào hang của giun đất đã làm cho đất tươi xốp, thoáng khí.
 - Phân giun và chất bài tiết từ cơ thể giun tiết ra làm tăng độ phì nhiêu cho đất.

2.

* Đặc điểm chung của ngành thân mềm là:
- Thân mềm, không phân đốt.
- Có vỏ đá vôi, có khoang áo.
- Hệ tiêu hóa phân hóa.
- Cơ quan di chuyển thường đơn giản.

- Riêng mực và bạch tuộc thích nghi với lối sống săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển.

* Tác hại:
- Có hại cho cây trồng: ốc bươu vàng.
- Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán: ốc đĩa, ốc tai, ốc mút.

3. 

a/ * Tôm sông:
- Phần đầu - ngực: Các chân hàm; 2 đôi râu; 5 đôi chân bò.
- Phần bụng: 5 đôi chân bụng; Tấm lái.
* Nhện:
- Phần đầu - ngực:  Đôi kìm; Đôi chân xúc giác; 4 đôi chân bò.
- Phần bụng: Đôi khe thở; 1 lỗ sinh dục; Các núm tuyến tơ.

b/ -Có ích: bọ ngựa, ong, bướm, bọ rùa,..
-Có hại: châu chấu, mọt,...
*Biện pháp:
-Nuôi ong mắt đỏ để diệt trừ sâu hại lúa.
-Dùng kiến để diệt sâu hại cam, chanh.
-Dùng bọ rùa để diệt rệp cây.
-Trồng hoa trong ruộng lúa để hạn chế sâu hại do có các loài ong.

4. Cá sụn có bộ xương bằng chất sụn da trần, nhám, miệng nằm ở mặt bụng, còn cá xương có bộ
xương bằng chất xương, xương nắp mang che các khe mang, da phủ vảy xương có chất nhầy,
miệng nằm ở đầu mõm.

5.

* Đặc điểm cấu tạo:

- Chúng có cơ quan giác bám tăng cường (có 4 giác bám, một số có thêm móc bám).

- Dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu chất dinh dưỡng có sẵn có ruột người qua thành cơ thể, nên rất hiệu quả.

- Mỗi đốt có một cơ quan sinh sản lưỡng tính.

* Sán dây trưởng thành chiếm thức ăn, dẫn đến kém hấp thu và rối loạn tiêu hóa và ngay cả nhiễm độc thần kinh (đối với ATSL) hoặc thường gây ra những biến chứng, nhất là gây tác hại đến hệ thần kinh trung ương; chẳng hạn, liệt các dây thần kinh, nói ngọng, giảm thị lực, gây động kinh; cuối cùng bệnh sán dây và ATSL gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

6. Ý nghĩa thực tiễn của ngành Thân mềm:
+ Làm thực phẩm cho người.
Vd: mực, ngao, hến, sò huyết, ốc...
+ Làm thức ăn cho động vật khác.
Vd: sò, hến, ốc (trứng và ấu trùng của chúng)...
+ Làm đồ trang sức.
Vd: ngọc trai....
+ Làm vật trang trí.
Vd: xà cừ, vỏ ốc, vỏ trai, vỏ sò...
+ Làm sạch môi trường nước.
Vd: trai, sò, hầu, vẹm...
+ Có hại cho cây trồng.
Vd: ốc sên, ốc bươu vàng, các loài ốc...
+ Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán.
Vd: ốc ao, ốc mút, ốc tai...
+ Có giá trị xuất khẩu.
Vd: mực, bào ngư, sò huyết...
+ Có giá trị về mặt địa chất.
Vd: hóa thạch một số vỏ ốc, vỏ sò...

7. 

- Làm thực phẩm (vd như tôm, mực, . . .)

- Có giá trị để xuất khẩu (trai, tôm, mực, . . .)

- Có giá trị dinh dưỡng làm thuốc (mật ong, vỏ bào ngư, . . .)

- Có hại cho con người và động vật (sán dây,
giun đũa, . . .)

- Có hại cho thực vật (sâu, ốc sên, . . .) 

8. Cá là động vật có xương sống thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước:

+ Bơi bằng vây, hô hấp bằng mang.

+ Tim 2 ngăn: 1 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.

+ Thụ tinh ngoài.

+ Là động vật biến nhiệt.

9.

- Là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng.

- Làm chế phẩm dược phẩm.

- Có giá trị kinh tế, xuất khẩu.

- Tiêu diệt các động vật có hại: bọ gậy, sâu bọ.

- Là vật chủ trung gian truyền bệnh.

10. Đặc điểm chung của ngành chân khớp là:
+ Có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ.
+ Là chỗ bám cho cơ thể.
+ Các chân phân đốt, các đốt khớp động với nhau.
+ Qua sự lột xác mà tăng trưởng cơ thể.

11. Đặc điểm chung của Lưỡng cư:

- Môi trường sống: Nước và cạn.

- Da: Trần, ẩm ướt.

- Cơ quan di chuyển: Bốn chân có màng ít hoặc nhiều.

- Hệ hô hấp: Mang (nòng nọc), phổi và da (trưởng thành).

- Hệ tuần hoàn: Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.

- Sự sinh sản: Đẻ trứng, thụ tinh ngoài.

- Sự phát triển cơ thể: Biến thái.

- Đặc điểm nhiệt độ cơ thể: Biến nhiệt.

12. Vai trò của lớp lưỡng cư, ví dụ:
- Có ích cho nông nghiệp: diệt sâu bọ,… 
- Có giá trị thực phẩm: ếch đồng… 
- Làm thuốc chữa bệnh: Cóc…. 
- Làm vật thí nghiệm trong sinh lí học: ếch… 
- Hiện nay số lượng giảm nhiều do săn bắt, môi trường ô nhiễm cần được bảo vệ gây nuôi.

 

Thảo luận

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247