* Giống nhau: Đều kết thúc bằng cụm từ ta với ta, đều trực tiếp thể hiện cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình.
* Khác nhau:
- Trong bài bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến:
+ Ta: Tác giả (Nguyễn Khuyến)
+ Ta: Khách (bạn)
=> Quan hệ gắn bó hòa hợp. Chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách.
- Trong bài qua đèo ngang của bà Huyện Thanh Quan:
+ Ta: Đều chỉ tác giả (Bà Huyện Thanh Quan)
=> Tâm trạng buồn, cô đơn. Chỉ 1 người, 1 tâm trạng
- Cụm từ ta với ta:
+ Bà Huyện Thanh Quan: Biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô đơn của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ
+ Nguyễn Khuyến: Thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy.
*So sánh cụm từ ''ta với ta'' giữa 2 bài thơ:
-Giống nhau:
+Sự trùng lặp của 2 nhà thơ nổi tiếng.Một người là nữ sĩ tài sắc mang nặng niềm hoài cổ.Còn người kia là nhà thơ tiêu biểu của làng cảnh Việt Nam.
+Đều là cụm từ dùng để kết thúc hai bài thơ.
-Khác nhau:
+Hai câu kết của 2 bài thơ ''Bạn đến chơi nhà'' và ''Qua đèo Ngang'' của 2 tác giả đều đặt ở cuối bài nhưng về ý và tình hoàn toàn đối lập nhau.
+Với Nguyễn Khuyến,cụm từ ''Ta với ta'' là một tình bạn chân thành,thắm thiết,...........thể hiện niềm vui trọn vẹn trong tâm hồn.''Ta với ta'' tuy hai mà một→Tình bạn đẹp.
+Với Bà Huyện Thanh Quan,cụm từ ''Ta với ta'' là nỗi buồn khắc khoải của người khách xa quê.''Ta với ta'' chỉ một mình bà nhưng lại đối diện với chính lòng mình giữa không gian bao la,rộng lớn,.............→Sự cô đơn không ai sẻ chia
chúc em học tốt!!!!!!!!
Answer by TriLeCongTri
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247