Trang chủ Địa Lý Lớp 8 - Vị trí giới hạn của châu Á - Đặc...

- Vị trí giới hạn của châu Á - Đặc điểm phân bố sông ngòi châu Á ( khu vực nào ít sông ? nhiểu sông) - Rừng nhiệt đới ẩm ở châu Á phân bố ở kv có kiểu khí nà

Câu hỏi :

- Vị trí giới hạn của châu Á - Đặc điểm phân bố sông ngòi châu Á ( khu vực nào ít sông ? nhiểu sông) - Rừng nhiệt đới ẩm ở châu Á phân bố ở kv có kiểu khí nào ? đặc điểm ? - Giải thích tại sao châu Á có nhiểu đới , nhiểu kiểu khí khí hậu khác nhau - Địa hình châu Á có đặc điểm cơ bản ntn ? sự phân bố địa châu Á ? - Đặc điểm phân bố dân cư châu Á ( khu vực nào có mật độ dân số cao nhất? thấp nhất ?) - Tình hình sản xuất lương thực ở châu Á ( những nước sản xuất nhiểu lương thực, những nước xuất khẩu nhiểu lương thưc ? ) - Ý nghĩa vị trí địa lý của khu vực Tây Nam Á, - Nguồn tài nguyên quan trọng của TNA - Giải thích vì sao TNA có khí hậu khô hạn ? - Dựa vào các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên , Tây Nam Á có thể phát triển các ngành kinh tế nào ? - Khu vực Nam Á gồm có những quốc gia nào ? quốc gia nào có diện tích lớn nhất ? - Nam Á có đặc điểm khí hậu nào là chủ yếu? - Dựa vào lược đồ phân bố dân cứ Nam Á nhận xét sự phân bố dân cư Nam Á ? giải thích tại sao dân cư phân bố như vậy ? - Những thành tựu về nông nghiệp của các nước châu Á được biểu hiện qua những đặc điểm nào ?

Lời giải 1 :

* Về mặt giới hạn, châu Á kéo dài từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với 2 châu lục tính trên đất liền và 3 đại dương, châu Á tiếp giáp 5 châu lục tính luôn trên biển và 4 đại dương rộng lớn.

* Đặc điểm sông ngòi châu Á

- Sông ngòi ở châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn: Ô-bi, Ê-nít-xây, Lê-na, A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Hằng, Ấn, Ti- gro, Ơ-phrat.

- Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.

- Ở Bắc Á, mạng lưới sông dày và các sông lớn.

- Hướng chảy: hướng từ Nam lên Bắc.

- Chế độ nước: 

+ Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài.

+ Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.

+ Sông ngòi ở Đông Á và Đông Nam Á, Nam Á: 

  • Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Hằng, Ấn,...
    • - Đặc điểm : Một năm có hai mùa rõ rệt:
      + Mùa đông có gió từ nội địa thổi ra, không khí khô lạnh và ít mưa
      + Mùa hạ có gió từ đại dương thổi vào lục địa, thời tiết nóng ẩm và mưa nhiều. 
      Chế độ nước: nước lớn vào cuối hạ đầu thu, thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.

      * Rừng nhiệt nhiệt đới ẩm của châu Á phân bố ở khu vực có khí hậu Gió mùa
      * Châu Á có nhiều kiểu khí hậu và đới khí hậu vì:

    +Lãnh thổ trãi dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo.

    +Mặc khác, ở một số đới lại chia thành nhiều kiểu mà nguyên nhân chính là do lãnh thổ rất rộng ,có các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập vào sâu nội địa .

    +Ngoài ra, trên các núi và sơn nguyên khí hậu còn thay đổi theo chiều cao.

     * Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao đồ sộ và có nhiều đồng bằng rộng.
    - Các dãy núi chạy theo hai hướng chính: Đông - tây hoặc gần đông - tây và bắc - nam hoặc gần bắc - nam làm 
    địa hình bị chia cắt phức tạp.
    - Các núi và sơn nguyên tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm.

* Những khu vực tập trung đông dân là:

+ Đông Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.

+ Nam Á: Ấn Độ, Pa-kit-xtan.

+ Đông Nam Á: Việt Nam, Thái Lan, Phi-líp-pin.

- Các đô thị lớn ở châu Á thường phân bố ở ven biển (Tô-ki-ô, Mum-bai, Thượng Hải) hoặc ở các đồng bằng lớn (Niu Đê-li, Băng Cốc, Bắc Kinh).

* Ở châu Á, lúa gạo có thể xem là loại cây lương thực quan trọng nhất. Cây lúa thích nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm, được trồng chủ yếu trên các đồng bằng phù sa màu mỡ. Trái lại, cây lúa mì và cây ngô được trồng chủ yếu ờ các vùng đất cao và khí hậu khô hơn. Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo và khoảng 39% sản lượng lúa mì của thế giới.

Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới, trước đây thường xuyên thiếu hụt lương thực, nay đã đủ và còn thừa để xuất khẩu.

Một số nước như Thái Lan, Việt Nam hiện nay trở thành những nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ hai thế giới.

* Vị trí địa lí:
+ Nằm ở ngã ba của ba châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi. ...
+ Nằm giữa 2 lục địa lớn là lục địa Á, Âu.
=> Ý nghĩa:
+ Án ngữ con đường biển từ Ấn Độ Dương với Đoạ Trung Hải qua kênh đào Xuy-ê và biển đỏ.
+ Là nơi có con đường tơ lụa chạy qua.
* Nguồn tài nguyên quan trọng nhất ở khu vực Tây Nam Á là dầu mỏ và khí tự nhiên, tập trung quanh vịnh Pec-xich. Nguồn tài nguyên dầu mỏ, khí đốt cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho khu vực này thường xuyên xảy ra xung đột tộc người, các phe phái,…

* Tây Nam Á có khí hạu khô hạn vì:

- Đặc điểm lãnh thổ rộng lớn, điạ hình đc bao bọc bởi núi cao nên hơi ảm của biển khó zào đất liền.

-Nằm trong vùng nhiệt đới khô.

- Có đường chí tuyến bắc đi qua , làm cho khu vực chịu ảnh hưởng của khối khí chí tuyến khô nóng.

* Tây Nam Á có thể phát triển cả ba ngành kinh tế cơ bản:

- Nông nghiệp: canh tác cây lương thực, hoa màu nhờ có vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn ở giữa, ngoài ra khu vực sơn nguyên đồi núi thấp có thể chăn thả gia súc lớn.

- Công nghiệp: phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ với nguồn dầu mỏ giàu có nhất trên thế giới.

- Thương mại: hoạt động buôn bán xuất khẩu dầu mỏ với thế giới phát triển mạnh mẽ.

* Nam Á bao gồm các lãnh thổ hiện tại của Afghanistan, Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan, Maldives, Nepal, Pakistan và Sri Lanka.
* Âns Độ có diện tích lớn nhất.
* Khí hậu: đại bộ phận khu vực Nam Á nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa.

*Dân cư ở khu vực Nam Á tập trung đông đúc ở: Khu vực đồng bằng sông Hằng, dọc theo sông Ấn, khu vực ven biển vịnh Bengan và Ả Rập, phía nam và tây quần đảo Xri Lanca. Dân cư còn tập trung đông ở các thành phố Niuđêli, Cancônta, Mumbai (Ấn Độ), Carasi (Pakixtan); các đô thị này có số dân đông, trên 8 triệu người. Dân cư thưa thớt ở: Sơn nguyên Pakixtan, vùng hoang mạc Tha, núi cao Himalaya, sơn nguyên Đêcan

* Sự phân bố dân cư không đều ở khu vực Nam Á là do:

- Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (khí hậu, địa hình, đất đai, nguồn nước…). Đồng bằng Ấn – Hằng, dải đồng bằng ven biển có địa hình tương đối bằng bẳng, đất tốt, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho sản xuất nên thuận lợi cho sản xuất nên dân cư tập trung đông đúc. Trên cùng núi Hi-ma-lay-a địa hình hiểm trở, không thuận lợi cho sản xuất và đời sống nên dân cư thưa thớt…

- Điều kiện kinh tế - xã hội: dân cư tập trung đông đúc trong các đô thị, các trung tâm công nghiệp, ở những nơi có điều kiện thuận lợi về giao thông…

- Hoặc ở các vùng trồng lúa đòi hỏi nhiều lao động nên dân cư tập trung đông (đồng bằng Ấn – Hằng).

- Lịch sử khai thác lãnh thổ: đồng bằng Ấn- Hằng có lịch sử khai thác lâu đời nên dân cư tập trung động đúc.

* Thành tựu nông nghiệp của các nước châu Á:

+ Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo và 39% sản lượng lúa mì thế giới (2003).

+ Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới, trước thường xuyên thiếu hụt lương thực, nay đã đủ  và còn thừa để xuất khẩu.

+ Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ hai thế giới.

CHÚC BẠN HỌC TỐT

Thảo luận

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247